Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Long An: Dự án Khudân cư Chợ Mới tiếp tục đổi chủ

CafeLand – Sau khi thu hồi dự án Khu dân cư Chợ Mới từ tay Tập đoàn PPI và chuyển cho Tập đoàn Hưng Thuận thì mới đây, UBND tiếp tục chuyển dự án này cho Công ty Đầu tư Phát triển Phú Châu.

Long An: Dự án Khu dân cư Chợ Mới tiếp tục đổi chủ - khudancuchomo-1400856649.jpg

Cụ thể, UBND Long An vừa ban hành Quyết định số 1603/QĐ-UBND thỏa thuận địa điểm để Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phú Châu đầu tư dự án Khu dân cư Chợ Mới tại thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc với diện tích khoảng 19,5 ha.

Theo đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phú Châu có trách nhiệm hoàn trả chi phí hợp lý cho các nhà đầu tư dự án này trước đây nếu có sử dụng các tài liệu hồ sơ liên quan dự án do các nhà đầu tư trước đây lập.

Trước đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1431/QĐ-UBND chấm dứt thực hiện dự án Khu dân cư Chợ Mới tại thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc do Công ty CP Tập đoàn Hưng Thuận làm chủ đầu tư.

Nguyên nhân của việc chấm dứt thực hiện dự án là do Công ty CP Tập đoàn Hưng Thuận chủ động đề nghị không thực hiện dự án trên.

Lâu hơn nữa, cụ thể là vào tháng 9/2013, UBND tỉnh cũng đã chấm dứt thực hiện dự án đầu tư Khu dân cư Chợ Mới đối với Công ty CP Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Thái Bình Dương (PPI) cũng với nguyên nhân trên.

N.Đăng

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn ; Đường dây nóng: 0942.825.711.


Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

EVN đặt báo động đỏ vì thời tiết quá nóng

(PLO) - Nắng như đổ lửa tại 3 miền đang khiến cho phụ tải điện tăng lên vùn vụt. Thủy điện, nhiệt điện chạy than và các tuabin khí đang gấp gáp tăng vòng quay để chống đỡ với sự khắc nghiệt của thời tiết... Cả ngành Điện giờ đang từng ngày "cầu" cho không có sự cố nghiêm trọng nào xảy ra trên lưới.

EVN đặt báo động đỏ vì thời tiết quá nóng
Diễn tập phòng cháy tại một trạm truyền tải điện 500kV

5/7 nguồn điện đã vận hành
Những con số về vận hành nguồn điện, phụ tải, sự cố… từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia trong những ngày cuối tuần qua cho thấy ngành Điện đang phải chịu một áp lực khá lớn trước sự khắc nghiệt trong những ngày đầu mùa nắng nóng năm nay.
Cụ thể, giữa và cuối tuần qua, hệ thống các thủy điện liên tục tăng sản lượng phát điện từ 155 - 181 triệu kWh/ngày, tương tự các nguồn khác như nhiệt điện chạy than, tuabin khí chạy khí cũng phát hơn 100 triệu, thậm chí xấp xỉ 150 triệu kWh/ ngày để đáp ứng nhu cầu phụ tải đang tăng rất cao. Hàng ngày, trừ 2 loại hình tuabin khí chạy dầu và nhiệt điện chạy dầu là chưa cung cấp cho sản lượng điện chung của hệ thống, ngoài ra ngành Điện đã huy động tất cả các loại hình phát điện còn lại kể cả thủy điện nhỏ và nhập khẩu điện… để đáp ứng nhu cầu điện sản xuất, sinh hoạt.
Theo đó, những ngày gần đây đã ghi nhận được công suất đạt đỉnh của cả nước vào hồi 17h ngày 12/5 là 20.898MW; phụ tải cao nhất đạt 462 triệu kWh vào ngày 22/5. Riêng khu vực Hà Nội, trong những ngày cao điểm của đợt nắng nóng mới đây, sản lượng điện của thành phố này đạt tới con số hơn 43 ngàn MWh, trong khi đó một số dự án phát triển lưới truyền tải điện tại địa bàn Hà Nội (đường dây 220kV Vân Trì - Chèm, Hà Đông - Thành Công) thì chậm tiến độ nên rất dễ dẫn tới nguy cơ thiếu điện. Ở khu vực "chảo lửa" miền Trung, phụ tải cũng tăng cao và tỷ lệ thuận với nhiệt độ những ngày giữa và cuối tháng 5, có thời điểm đạt hơn 43 triệu kWh/ngày.
Tám tỉnh phía Bắc tê liệt vì một sự cố
Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, mùa hè năm nay có khoảng 5 - 7 đợt nắng nóng, mỗi đợt kéo dài khoảng 4 - 7 ngày. Nắng nóng cao điểm chủ yếu dồn vào tháng 6, 7. Nhiệt độ cao nhất của mùa hè năm nay có thể chạm ngưỡng 41 - 42 độ C... Những dự báo này đang thực sự là mối lo lớn đối với ngành Điện, bởi ngay những ngày đầu mùa nắng nóng năm nay đã ghi nhận một số sự cố về đường dây, trạm biến áp gây mất điện cục bộ ở Yên Bái, Lào Cai. Nghiêm trọng hơn, sự cố máy biến áp AT2 trạm 500KV Hiệp Hòa (Bắc Giang) xảy ra hôm 21/5 gây mất điện, đình trệ hoạt động sản xuất, sinh hoạt cùng lúc tại địa bàn các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Nam Định, Thái Bình, Sơn La.
Cũng theo dự báo, mùa khô này, vấn đề căng thẳng nhất vẫn là công tác đảm bảo nguồn điện cho các tỉnh, thành phía Nam. Vì hiện tại điện cho khu vực này vẫn phụ thuộc lớn vào việc truyền tải từ miền Bắc và miền Trung. Để giải quyết vấn đề trên, thời gian qua EVN đã hoàn thành đóng điện nhiều công trình 220 - 500kV.
Đặc biệt, đầu tháng 5/2014 đã hoàn thành công trình đường dây truyền tải 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông, dài hơn 437km. Việc đóng điện và đưa vào vận hành công trình trọng điểm này sẽ đảm bảo việc truyền tải điện an toàn, ổn định từ miền Bắc vào miền Nam, kịp thời cung ứng đủ điện cho miền Nam trong các tháng nắng nóng cao điểm nhất năm nay cũng như những năm tiếp theo.
Theo đó, cùng với đường dây 500kV mạch 1, mạch 2, đường dây 500kV mạch 3 Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông sẽ góp phần tạo tiền đề liên kết lưới điện khu vực Đông - Tây Nam bộ, đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn, tránh quá tải trong trường hợp cần có sự trao đổi điện năng mức độ cao giữa các vùng, miền trên cả nước.
Ngoài những giải pháp có thể chủ động được như phát huy tối đa mọi nguồn điện, đưa vào vận hành đường dây và đảm bảo an toàn cho lưới truyền tải điện, EVN khuyến cáo người dân cần sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm trong những tháng, ngày cao điểm tới đây; đặc biệt cần có ý thức bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, tránh các sự cố làm mất an toàn lưới điện như thả diều, đốt nương làm rẫy gần các đường dây… gây chập cháy, gián đoạn việc cấp điện.


UBS tham gia thị trường bất động sản Australia

UBS tham gia thị trường bất động sản Australia 4 5 24 UBS tham gia thị trường bất động sản Australia Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS dự định đầu tư 10 tỷ AUD (tương đương 9 tỷ USD) vào thị trường bất động sản Australia. Kế hoạch đầu tư vào thị trường bất động sản Australia của UBS có thể sẽ diễn ra trong khoảng 5 năm tiếp theo, dưới hình thức liên doanh với một công ty xây dựng địa phương. Ở thời điểm hiện tại, các ngân hàng chỉ nắm giữ cổ phần bất động sản trong nước đã bắt đầu hợp tác chặt chẽ với công ty xây dựng lớn nhất Australia Grocon Pty nhằm tím kiếm nguồn vốn toàn cầu và một chỗ đứng trong thị trường bất động sản ở quốc gia này, ông Trevor Cooke, người đứng đầu quỹ bất động sản khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UBS cho biết. "Có một sự cạnh tranh khốc liệt trong việc tiếp cận và đầu tư vào cổ phiếu bất động sản Australia", ông Cooke nhận định. "Giải pháp thực tế và tối ưu nhất cho khách hàng của chúng tôi là hợp tác với một công ty của quốc gia này. Đầu tư vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương là chiến lược được ưu tiên số 1 của UBS và Australia là một trong những thị trường hấp dẫn nhất khu vực này". Nhu cầu đầu tư vào thị trường bất động sản Australia ngày càng tăng mạnh do khả năng sinh lời cao và giá nhà đất ở các thành phố lớn nhất của quốc gia này luôn đạt mức kỷ lục mỗi tháng. Theo thống kê của tập đoàn tư vấn bất động sản CBRE Group Inc, Australia là một trong ba thị trường giao dịch bất động sản hấp dẫn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong ba tháng tính đến ngày 30/9, chỉ đứng sau Nhật Bản và Trung Quốc. Giá nhà đất tại những thành phố lớn nhất của quốc gia này đã tăng 8,3% trong năm nay, tính đến ngày 30/10, theo chỉ số giá nhà đất RP Data-Rismark. UBS hiện quản lý 8 tỷ USD bất động sản bán lẻ và công nghiệp tại Nhật Bản thông qua liên doanh với tập đoàn Mitsubishi, và hợp tác với công ty xây dựng nhà ở Gemdale Corp. của Trung Quốc, ông Cooke cho biết. Nguồn Bloomberg/Dân Việt Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS dự định đầu tư 10

UBS tham gia thị trường bất động sản Australia
UBS tham gia thị trường bất động sản Australia - UBS.jpg
4 5 24
UBS tham gia thị trường bất động sản Australia
UBS tham gia thị trường bất động sản Australia - UBS.jpg
Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS dự định đầu tư 10 tỷ AUD (tương đương 9 tỷ USD) vào thị trường bất động sản Australia.

Kế hoạch đầu tư vào thị trường bất động sản Australia của UBS có thể sẽ diễn ra trong khoảng 5 năm tiếp theo, dưới hình thức liên doanh với một công ty xây dựng địa phương.

Ở thời điểm hiện tại, các ngân hàng chỉ nắm giữ cổ phần bất động sản trong nước đã bắt đầu hợp tác chặt chẽ với công ty xây dựng lớn nhất Australia Grocon Pty nhằm tím kiếm nguồn vốn toàn cầu và một chỗ đứng trong thị trường bất động sản ở quốc gia này, ông Trevor Cooke, người đứng đầu quỹ bất động sản khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UBS cho biết.

"Có một sự cạnh tranh khốc liệt trong việc tiếp cận và đầu tư vào cổ phiếu bất động sản Australia", ông Cooke nhận định. "Giải pháp thực tế và tối ưu nhất cho khách hàng của chúng tôi là hợp tác với một công ty của quốc gia này. Đầu tư vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương là chiến lược được ưu tiên số 1 của UBS và Australia là một trong những thị trường hấp dẫn nhất khu vực này".

Nhu cầu đầu tư vào thị trường bất động sản Australia ngày càng tăng mạnh do khả năng sinh lời cao và giá nhà đất ở các thành phố lớn nhất của quốc gia này luôn đạt mức kỷ lục mỗi tháng. Theo thống kê của tập đoàn tư vấn bất động sản CBRE Group Inc, Australia là một trong ba thị trường giao dịch bất động sản hấp dẫn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong ba tháng tính đến ngày 30/9, chỉ đứng sau Nhật Bản và Trung Quốc. Giá nhà đất tại những thành phố lớn nhất của quốc gia này đã tăng 8,3% trong năm nay, tính đến ngày 30/10, theo chỉ số giá nhà đất RP Data-Rismark.

UBS hiện quản lý 8 tỷ USD bất động sản bán lẻ và công nghiệp tại Nhật Bản thông qua liên doanh với tập đoàn Mitsubishi, và hợp tác với công ty xây dựng nhà ở Gemdale Corp. của Trung Quốc, ông Cooke cho biết.

Nguồn Bloomberg/Dân Việt

Kế hoạch đầu tư vào thị trường bất động sản Australia của UBS có thể sẽ diễn ra trong khoảng 5 năm tiếp theo, dưới hình thức liên doanh với một công ty xây dựng địa phương.

Ở thời điểm hiện tại, các ngân hàng chỉ nắm giữ cổ phần bất động sản trong nước đã bắt đầu hợp tác chặt chẽ với công ty xây dựng lớn nhất Australia Grocon Pty nhằm tím kiếm nguồn vốn toàn cầu và một chỗ đứng trong thị trường bất động sản ở quốc gia này, ông Trevor Cooke, người đứng đầu quỹ bất động sản khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UBS cho biết.

"Có một sự cạnh tranh khốc liệt trong việc tiếp cận và đầu tư vào cổ phiếu bất động sản Australia", ông Cooke nhận định. "Giải pháp thực tế và tối ưu nhất cho khách hàng của chúng tôi là hợp tác với một công ty của quốc gia này. Đầu tư vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương là chiến lược được ưu tiên số 1 của UBS và Australia là một trong những thị trường hấp dẫn nhất khu vực này".

Nhu cầu đầu tư vào thị trường bất động sản Australia ngày càng tăng mạnh do khả năng sinh lời cao và giá nhà đất ở các thành phố lớn nhất của quốc gia này luôn đạt mức kỷ lục mỗi tháng. Theo thống kê của tập đoàn tư vấn bất động sản CBRE Group Inc, Australia là một trong ba thị trường giao dịch bất động sản hấp dẫn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong ba tháng tính đến ngày 30/9, chỉ đứng sau Nhật Bản và Trung Quốc. Giá nhà đất tại những thành phố lớn nhất của quốc gia này đã tăng 8,3% trong năm nay, tính đến ngày 30/10, theo chỉ số giá nhà đất RP Data-Rismark.

UBS hiện quản lý 8 tỷ USD bất động sản bán lẻ và công nghiệp tại Nhật Bản thông qua liên doanh với tập đoàn Mitsubishi, và hợp tác với công ty xây dựng nhà ở Gemdale Corp. của Trung Quốc, ông Cooke cho biết.

UBS tham gia thị trường bất động sản Australia - UBS.jpg
UBS tham gia thị trường bất động sản Australia - UBS.jpg
UBS tham gia thị trường bất động sản Australia - UBS.jpg

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Lo ngại dừng cấp phép nhà thương mại

Lượng tồn kho bất động sản còn lớn, có những dự án "quây rào" nhiều năm mà chưa có dấu hiệu triển khai nên Bộ Xây dựng sẽ ngừng cấp phép cho các dự án xây nhà ở thương mại mới. Hiện đã có một số ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này nhưng Bộ Xây dựng cho rằng, quyết định này sẽ giúp tiêu thụ hết những dự án tồn kho trên thị trường.

Rà soát toàn bộ dự án cũ


Từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản (BĐS) đã có những dấu hiệu phục hồi, thể hiện qua số lượng giao dịch thành công tăng so với cùng kỳ năm ngoái, xu hướng giảm giá nhà chững lại. Với phân khúc nhà bình dân, các căn hộ có mức giá hợp lý, diện tích căn hộ nhỏ, phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đại đa số người dân đều rơi vào cảnh "cháy hàng".

Lo ngại dừng cấp phép nhà thương mại - 1505-dodang.jpg

Hàng trăm dự án BĐS đã phải tạm dừng triển khai do thiếu vốn.


Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Xây dựng, bên cạnh những dấu hiệu tích cực đó, thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó vấn đề bội cung cũng là một thách thức lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường BĐS. Nguồn cung thừa nằm chủ yếu ở phân khúc nhà hạng sang, chung cư cao cấp, biệt thự… với mức giá trên 30 triệu đồng/m2. Rất nhiều dự án ở phân khúc này dù được chấp thuận đầu tư song vẫn chưa được triển khai hoặc dừng triển khai, "đắp chiếu" từ nhiều năm nay do chủ đầu tư không có đủ năng lực.


Qua rà soát, Bộ Xây dựng nhận thấy có quá nhiều dự án được phê duyệt. Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, tính đến hết tháng 12/2013, cả nước có 4.015 dự án đã được phê duyệt với tổng mức đầu tư gần 4,5 triệu tỷ đồng với 102.000 ha đất. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, nếu triển khai toàn bộ các dự án này thì sẽ có tới 3 triệu căn hộ.


Trước nguy cơ bội cung, Bộ Xây dựng đã đi đến quyết định kiến nghị Chính phủ ngừng cấp phép các dự án thương mại mới, đồng thời yêu cầu các địa phương rà soát lại các dự án BĐS trên địa bàn để tạm dừng hoặc dừng hẳn các dự án không phù hợp với quy hoạch cũng như nhu cầu của địa phương.
Đến nay, các dự án không đủ năng lực phải tạm dừng triển khai là 287 dự án, với 14.819 ha đất. Các dự án phải tạm dừng này chủ yếu là do chủ đầu tư không huy động được thêm nguồn vốn để triển khai tiếp. Trong số các dự án còn lại được triển khai tiếp, không ít dự án đang triển khai trong tình trạng "ngắc ngoải".


Thận trọng khi ngừng cấp phép


Một số chuyên gia BĐS cho rằng, đề xuất của Bộ Xây dựng về việc dừng cấp phép mới đối với dự án phát triển nhà ở thương mại là biện pháp phi thị trường khi mà thị trường BĐS đang có những dấu hiệu ấm lên.


Về vấn đề này, ông Hoàng Minh Trí, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh cho rằng, thị trường BĐS đã có dấu hiệu ấm lên từ đầu năm nay và chính Bộ Xây dựng cũng khẳng định điều đó. Vì thế, Bộ không nên ngừng cấp phép các dự án mới. Nếu thực tế thị trường cho thấy, việc dừng triển khai các dự án mới là cần thiết thì thay vì đưa ra một quy định mang tính cấm đoán, Bộ nên có những biện pháp nhằm thuyết phục doanh nghiệp không đầu tư thêm để tránh gây lãng phí,


Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, ông Nguyễn Văn Đực cho rằng, kiến nghị của Bộ Xây dựng có nhiều điều chưa hợp lý. Theo ông Đực, việc kinh doanh của doanh nghiệp đã được lên kế hoạch từ trước đó nên việc ngưng cấp phép mới của Bộ phải có lộ trình chứ không thể vội vàng như hiện nay. Còn TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam thì cho rằng, kiến nghị của Bộ Xây dựng thiếu tư duy thị trường. "Thị trường vận hành theo quan hệ cung - cầu chứ không phải việc cho phép hay không cho phép", ông Liêm nói.


Trước những ý kiến trái chiều xung quanh đề xuất của Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, trong một thời gian dài, tư tưởng "thị trường hóa" trong quá trình quản lý đã khiến thị trường phát triển tự phát theo phong trào, dẫn tới những khó khăn cho thị trường BĐS kéo dài đến hôm nay. "Với khả năng nền kinh tế hiện nay, trong thời gian trung hạn không thể giải quyết hết được khối lượng dự án quá lớn. Trong khi chúng ta đang phải dừng nhiều dự án đã cấp phép thì không có lý do gì lại cấp phép cho những dự án mới", ông Dũng khẳng định.


Tuy vậy, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, đây chỉ là kiến nghị của Bộ trong năm 2014, còn các dự án BĐS đặc biệt vẫn được xem xét nhưng phải được Chính phủ cho phép. Trong những năm tiếp theo, căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường, Bộ sẽ có giải pháp cụ thể hơn. Đồng thời, Bộ sẽ tạo thêm các cơ chế thuận lợi để đẩy nhanh giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, vì gói này sẽ tạo ra những sản phẩm nhà ở xã hội phù hợp với nhu cầu chính của thị trường.


Trên phương diện nhà tư vấn dịch vụ BĐS, ông Richard Leech, Giám đốc điều hành Công ty CBRE nhận định, các cơ quan nhà nước cần quản lý thị trường BĐS tốt hơn bằng cách quy hoạch chặt chẽ, nâng cao chất lượng dự án cùng với phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội để thị trường phát triển đúng hướng.


Bài và ảnh: Hoàng Dương


Rủi ro bẫy giá

Giá vàng trong nước hôm qua đột ngột tăng mạnh, chỉ trong 2 ngày đã tăng cả triệu đồng/lượng bất chấp giá thế giới tiếp tục xu hướng giảm. Nhưng ở phiên này, kịch bản tạo sóng vàng, ngoại tệ của giới đầu cơ đã bắt đầu lộ diện.

Về nguyên tắc, giá càng biến động, càng tạo ra nhiều cơ hội "làm bàn" cho giới đầu cơ. Thế nên những cơn khan hiếm giả tạo, những thông tin rỉ tai nhau về việc mua vàng, ngoại tệ "phòng thân" liên tục được tung ra để "kích" thị trường. Tâm lý bất an của nhiều người đã trở thành mảnh đất màu mỡ để giới đầu cơ vàng, ngoại tệ... trục lợi. Không khó để nhận ra, đằng sau hình ảnh người dân vì lo ngại tình hình căng thẳng ngoài biển Đông nên đổ xô đi mua vàng, USD với giá cao là rất nhiều nhà đầu tư đang "âm thầm" bán ra thu lợi. Nhưng nếu bình tĩnh hơn một chút, mỗi người đều có thể nhận ra chiếc "bẫy giá" đang được giăng ra trên thị trường với rủi ro cực lớn. Đầu tiên là rủi ro chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới đang được nới rộng. Trước đây, để giải quyết tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức đấu thầu, cung vàng ra thị trường nhằm thu hẹp khoảng cách. Giải pháp này đã phát huy hiệu quả, thị trường vàng chấm dứt tình trạng sốt ảo, tranh mua. Nếu bây giờ NHNN tiếp tục đấu thầu, chênh lệch giá chắc chắn được kéo lại và những người mua vàng giá cao hôm nay sẽ lỗ nặng. Về ngoại tệ, còn rủi ro hơn. Vào cuối tháng 4 vừa rồi, dự trữ ngoại hối của VN đã đạt mức kỷ lục với 35 tỉ USD. Với nguồn dự trữ dồi dào này, NHNN có thể bán ra can thiệp thị trường bất cứ lúc nào và khi đó cũng như vàng, tỷ giá sẽ giảm mạnh. Hầu bao của nhiều người sẽ mỏng đi trông thấy nếu lao vào mua "đô" theo tâm lý đám đông ngày hôm nay.

Về cục diện chung, vàng, ngoại tệ đang ở "thế yếu" trong bảng xếp hạng các kênh đầu tư. Chủ trương chống vàng hóa, đô la hóa nền kinh tế vẫn đang được quyết liệt thực hiện nên rất khó có sự tăng giá đột biến trong cả ngắn hạn và dài hạn. Đây chính là rủi ro lớn nhất khi "găm" vàng, ngoại tệ. Trong khi đó, chứng khoán và bất động sản lại đang có nhiều tín hiệu khả quan. Báo cáo quý 1 của nhiều công ty niêm yết cho thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng chính là cổ phiếu được các nhà đầu tư nước ngoài chọn mua trong tuần qua và thu lợi lớn. Đặc biệt, theo kế hoạch của Chính phủ, từ nay tới hết năm 2015 sẽ có hơn 400 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, trong đó có rất nhiều thương hiệu lớn. Nguồn hàng phong phú, đa dạng và hấp dẫn này được kỳ vọng sẽ là cú hích giúp chứng khoán tăng mạnh trở lại. Với bất động sản cũng tương tự, trong vòng 5 năm qua, hàng loạt các dự án hạ tầng đã được hoàn thành, kết nối các khu đô thị mới, các cao ốc, các vùng lân cận với trung tâm tỉnh, thành, tăng giá trị cho các dự án bất động sản. Bên cạnh đó, hàng loạt các giải pháp kích cầu cũng được Chính phủ, các bộ, ngành đưa ra để hồi phục thị trường này. Đầu tư chứng khoán, bất động sản đón đầu hồi phục kinh tế đã được nhiều nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước lên kế hoạch thực hiện.

Với tình hình căng thẳng ngoài biển Đông, Việt Nam ngày càng nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Lẽ nào chúng ta, mỗi người dân lại không tỉnh táo để rơi vào "bẫy" của giới đầu cơ, vừa tự làm thiệt hại mình, vừa ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ trong nước ngay tại thời điểm nền kinh tế cần nhất sự đồng thuận và ổn định?

Nguyên Khanh


Thế chấp nhà trên giấy: Rủi ronhân lên gấp bội

(Bất động sản) - Rủi ro gồm rủi ro liên quan đến tài sản thế chấp bằng tài sản hiện hữu cộng thêm rủi ro mới phát sinh từ tài sản hình thành trong tương lai.

Ngân hàng bác thẳng đề xuất của Bộ Xây dựng Được thế chấp 'nhà trên giấy', ngân hàng phản ứng sao?

Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh nêu quan điểm, việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai sẽ gây ra nhiều rủi ro bao gồm rủi ro liên quan đến tài sản thế chấp bằng tài sản hiện hữu cộng với rủi ro mới phát sinh xuất phát từ tính chất tài sản khác rất nhiều tài sản hiện hữu.

Ngoài ra, rủi ro cả phía ngân hàng, các tổ chức tín dụng và người đi vay dùng tài sản hình thành trong tương để thế chấp.

PV: - Đề xuất cho phép thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của Bộ Xây dựng đã được thông qua. Theo quan điểm của ông, việc nhận thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai có thể tiềm ẩn những rủi ro nào? Ông có thể phân tích cụ thể, trong trường hợp dự án đã thế chấp nhưng chưa hoàn thành, doanh nghiệp mua nhà, người dân hay ngân hàng sẽ phải chịu thiệt hại?

TS Vũ Đình Ánh: - Vay sẽ có rủi ro về tín dụng và chính vì thế các tổ chức tín dụng buộc phải bắt người muốn vay phải có tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo để đảm bảo cho khoản vay đó. Liệu rằng việc quyết định tài sản đảm bảo thế chấp lại là tài sản hình thành trong tương lai thì có đảm bảo đầy đủ ý nghĩa tài sản đảm bảo thế chấp như trước đó quy định liên quan đến tài sản đảm bảo thế chấp đối với tài sản cụ thể hay không.

Giả sử chấp nhận việc tài sản đảm bảo thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai thì quan trọng nhất trong việc này là tính chất của tài sản khác hẳn với tài sản trong thực tế. Hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp như tài sản trong thực tế là tài sản đảm bảo đem thế chấp ở nhiều nơi. Tất nhiên đây là hoạt động phạm pháp nhưng thực tế vẫn diễn ra.

Thế chấp nhà trên giấy: Rủi ro nhân lên gấp bội - the-chap-nha-o-hinh-thanh-trong-tuong-lai-1-baodatviet.vn_21533962.jpg
Việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai sẽ gây ra nhiều rủi ro

Rủi ro tiếp theo liên quan đến định giá tài sản đảm bảo. Ngay tài sản hiện hữu cũng đã xảy ra không ít trường hợp định giá sai tài sản do đó gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng nhận tài sản đảm bảo. Nguyên nhân có thể là nguyên nhân chủ quan, khách quan ví dụ việc thông đồng giữa người định giá tài sản với người đem tài sản ra thế chấp hoặc do biến động thị trường làm thay đổi giá trị của tài sản.

Đối với tài sản hình thành trong tương lai, một trong những điều khó nhất là định giá tài sản, sẽ khó hơn rất nhiều so với định giá tài sản hiện hữu, căn cứ vào đâu để định giá?

Ngoài ra, rủi ro tiếp theo có thể xảy ra là việc gắn với định giá có điều chỉnh giá do những yếu tố biến động. Họ điều chỉnh giá tài sản thế chấp thông qua đó điều chỉnh điều kiện theo nghĩa vụ hợp đồng phải quy định rõ điều chỉnh giá một cách cụ thể.

TS Alan Phan: Trung Quốc không cần lũng đoạn BĐS Việt Nam

Mặc dù không ai muốn nhưng khi hợp đồng tín dụng có vấn đề họ sẽ phải xử lý tài sản đảm bảo thế chấp. Tài sản hình thành trong tương lai chưa thấy đâu nên rõ ràng việc xử lý cũng không hề dễ dàng. Giả định dự án cho vay sai sẽ lấy gì đem đảm bảo cũng là rủi ro. Trong toàn bộ quá trình điều chỉnh giá trị tài sản hình thành trong tương lai, đem tài sản ra xử lý khi có vấn đề.

Như vậy, rủi ro liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai mang ra thế chấp bao gồm toàn bộ những rủi ro liên quan đến tài sản đảm bảo thế chấp bằng tài sản hiện hữu đồng thời cộng thêm rủi ro mới phát sinh xuất phát từ tính chất tài sản khác rất nhiều tài sản hiện hữu.

Những rủi ro này cho cả hai phía là ngân hàng, tổ chức tín dụng và người thế chấp do quan hệ giữa người cho vay và đi vay là quan hệ cộng sinh, phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ, việc định giá sai tài sản hình thành trong tương lai, định giá quá cao thì thiệt hại cho tổ chức tín dụng nhưng có lợi cho người đi vay còn nếu định giá quá thấp lại có hại cho người đi vay và có lợi cho các tổ chức tín dụng. Nếu bên này có lợi có thể gây thiệt hại cho bên kia

PV: - Trước đó, phía ngân hàng cũng đã tỏ ra không mặn mà với quyết định này. Ông có thể lý giải lý do vì sao? Phản ứng của ngân hàng biểu hiện điều gì về tín hiệu phục hồi của thị trường bất động sản hiện nay, thưa ông?

TS Vũ Đình Ánh: - Việc ngân hàng, tổ chức tín dụng không mặn mà là điều hoàn toàn hợp lý vì rủi ro này sẽ nhân lên gấp bội so với hiện nay. Ngay cả bây giờ tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp là tài sản hiện hữu còn không xử lý được như liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu, vấn đề định giá… thì rõ ràng phát sinh thêm tài sản vô hình càng làm khó hơn cho các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, toàn bộ những việc liên quan đến việc dùng tài sản hình thành trong tương lai đi thế chấp chưa có tiền lệ và như vậy bản thân ngân hàng hay các tổ chức tín dụng liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai là chuyện rất phức tạp và làm gia tăng thêm chi phí cho ngân hàng và tăng rủi ro.

PV: - Liệu ông có thể dự đoán khả năng đi vào thực tế của chính sách cho thế chấp nhà trên giấy này, liệu có lặp lại kịch bản gói 30.000 tỷ hay sẽ rơi vào tình trạng… bi đát hơn? Liệu có khả năng ngân hàng sẽ bị "ép" cho vay để chính sách được đi vào thực tế không và vì sao, thưa ông?

TS Vũ Đình Ánh: - Điều này phụ thuộc vào việc họ nhận thức rõ rủi ro và khi có biện pháp kiểm soát hạn chế rủi ro sẽ không xảy ra điều mà chúng ta lo ngại còn nếu không có biện pháp tốt liên quan đến những rủi ro đặc biệt là những rủi ro mới, tình hình sẽ trở nên xấu hơn. Khi họ cho phép sẽ phải đi kèm với biện pháp kiểm soát.

PV: - Để cứu thị trường bất động sản đồng thời hỗ trợ người dân có nhà, theo ông, sự can thiệp của ngân hàng có thể có là gì?

TS Vũ Đình Ánh: - Không ai phải cứu thị trường bất động sản mà phải là cứu ai trên thị trường bất động sản.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tâm An (Thực hiện)


Bạc Liêu khởi công xây dựng 260căn nhà ở xã hội

NDĐT- Chiều 20-5, UBND huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) kết hợp với Công ty CP Xây dựng và kinh doanh bất động sản Bạc Liêu tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại ấp Cái Dầy, thị trấn Châu Hưng. Dự án có tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam hỗ trợ từ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ 10 tỷ đồng.

Bạc Liêu khởi công xây dựng 260 căn nhà ở xã hội - 39e100458592ce3fd8872e1c5a1dd4b1_L.jpg
Lễ khởi công xây dựng nhà ở xã hội tại thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Theo Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lợi Phạm Văn Thiều, với giá bán từ 4,6 triệu/m2, mỗi căn hộ có giá trị từ 325 đến 370 triệu đồng, hình thức thanh toán được trả nhiều đợt, thời hạn 10 năm. Nhờ vậy, nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu thiết thực của gần 100 cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và nhiều hộ dân trên địa bàn huyện có điều kiện mua nhà ở với giá thấp, ổn định cuộc sống, an tâm công tác và sản xuất.

Ông Vũ Văn Phơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty CP Xây dựng và kinh doanh bất động sản Bạc Liêu cho biết: Trước đó, ngày 16-5, Công ty kết hợp với UBND huyện Đông Hải (Bạc Liêu) khởi công xây dựng 156 căn nhà ở xã hội tại ấp Gò Cát, xã Điền Hải. Tổng vốn đầu tư của dự án này 45 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ Đầu tư phát triển Bạc Liêu hỗ trợ nhà đầu tư vay 16 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi.

Theo ông Vũ Văn Phơn, hai dự án nêu trên, với tổng số vốn gần 100 tỷ đồng, xây dựng 260 căn nhà ở xã hội sẽ hoàn thành sau thời gian xây dựng 24 tháng. Người mua được vay 70% giá trị căn nhà với lãi suất thấp (5%/năm), thời hạn 10 năm. Đây là dự án đầu tiên ở Bạc Liêu được vay từ gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng của Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội.

Tin, ảnh: TRỌNG DUY

Thị trường muanhà cho thuê tại Anhsẽ tăng trưởng mạnh

CafeLand - Thị trường mua nhà cho thuê tại Anh (buy to let) được kì vọng sẽ phát triển mạnh trong năm 2014 bởi có tới 60% chủ sở hữu dự định tăng danh mục bất động sản của họ trong vòng 6 tháng tới.

Thị trường mua nhà cho thuê tại Anh sẽ tăng trưởng mạnh - anh-1400584784.jpg

Báo cáo mới nhất từ các chuyên gia môi giới thế chấp của Mortgages for Business cho thấy thị trường cho vay lúc này cũng khá sôi động, 45% chủ sở hữu đang tìm kiếm những khoản vay có thời hạn trong vòng 5 năm và hầu hết đều thực hiện thế chấp trên những bất động sản mà hiện tại họ đang sở hữu.

Điều này cho thấy chủ nhà đất tại Anh đang rất lạc quan vào triển vọng của thị trường nhà ở sắp tới. Hơn thế, họ cũng kì vọng vào những giao dịch từ các lĩnh vực đầu tư hấp dẫn khác đang có nhu cầu tìm kiếm bất động sản.

Lí giải điều này, trưởng điều hành Morgages for Business, David Whittaker cho biết chính lãi suất áp dụng với việc mua nhà cho thuê tại Anh đang ở mức thấp nhất trong lịch sử khiến chủ nhà đất mạnh tay đi vay vì họ lo ngại mức lãi suất trong thời gian tới có thể lên cao hơn.

Tuy nhiên, 47% người Anh được hỏi cho rằng chính sách cho vay nên được nới lỏng và tạo điều kiện cho chủ sỡ hữu hơn nữa, chẳng hạn như miễn hạn chế độ tuổi cho vay và không cần yêu cầu chủ sở hữu đi vay phải có bất động sản kèm theo thu nhập. Theo khảo sát, có tới 45% chủ sở hữu được hỏi có thu nhập dưới 25.000 euro/năm, ít hơn mức quy định cho vay của ngân hàng.

Đỗ Hương (Propertywire)

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn ; Đường dây nóng: 0942.825.711.


Sao tham gia chương trình thực tế đi vệ sinhcũng bị theodõi

(Ngoisao.vn) - Anh chàng khổ sở che chắn những khu vực nhạy cảm, thậm chí nhịn tắm nhịn đi vệ sinh nếu chưa kịp đi nhờ ở nhà người khác.

Các nghệ sỹ Đài Loan luôn nổi tiếng về sự riêng tư, thế nhưng chàng nhạc sỹ, kiêm diễn viên Aaron Yan đã dũng cảm tham gia chương trình thực tế, trong đó toàn bộ hoạt động của anh trong nhà, bao gồm cả phòng tắm, nhà vệ sinh đều bị theo dõi.

Sao tham gia chương trình thực tế đi vệ sinh cũng bị theo dõi - sao_quay_truyen_hinh_ve_sinh_cung_bi_theo_doi_jpg0.jpg

Sao tham gia chương trình thực tế đi vệ sinh cũng bị theo dõi - sao_quay_truyen_hinh_ve_sinh_cung_bi_theo_doi3_jpg1.jpg

21 máy quay được đặt trong cả phòng ngủ, phòng thay đồ, nhà vệ sinh, phòng tắm...

Có tới 21 máy quay được giấu kín trong khắp căn nhà và xe hơi, nhằm ghi lại nhất cử nhất động của anh chàng. Tuy nhiên, Aaron cũng có biện pháp đối phó khá khổ sở, anh thậm chí phải nhịn tắm để tránh những hình ảnh riêng tư của mình bị ghi hình lại.

Sao tham gia chương trình thực tế đi vệ sinh cũng bị theo dõi - sao_quay_truyen_hinh_ve_sinh_cung_bi_theo_doi1_jpg2.jpg

Aaron còn tìm đến phòng của em gái để nhờ thay quần áo và đi vệ sinh nhờ ở nhà cha mẹ. Nếu muốn đi vệ sinh trong nhà mình, anh chàng sẽ phải dùng tờ báo, hoặc mảnh vải hòng che đi khu vực nhạy cảm.

Sao tham gia chương trình thực tế đi vệ sinh cũng bị theo dõi - sao_quay_truyen_hinh_ve_sinh_cung_bi_theo_doi2_jpg3.jpg


Cận cảnh siêu du thuyền mang hình dáng tòa nhà thunhỏ

Lujac Desautel vừa giành giải Nhà thiết kế du thuyền trẻ của năm do tạp chí Boat International Media bình chọn với sản phẩm là du thuyền lấy cảm hứng từ tòa nhà cao tầng.

Cận cảnh siêu du thuyền mang hình dáng tòa nhà thu nhỏ - 1.jpg
Lấy cảm hứng từ những tòa nhà cao tầng hiện đại trên mặt đất, nhà thiết kế Lujac Desautel cho ra mắt siêu du thuyền độc đáo này. Du thuyền có tổng cộng 4 tầng, được trang bị thang máy để di chuyển. Toàn bộ phần thân từ sàn lên đến tầng thượng làm bằng kính, tạo tầm nhìn đẹp mắt ra phía đại dương.
Cận cảnh siêu du thuyền mang hình dáng tòa nhà thu nhỏ - 2.jpg
Desautel cho biết: "Du thuyền có tổng diện tích sàn là 5.600m2. Mỗi tầng đều được thiết kế sao cho có không gian sinh hoạt rộng nhất cho chủ nhân và đoàn thủy thủ". Cũng nhờ du thuyền độc đáo này, anh đã nhận được giải thưởng Nhà thiết kế du thuyền trẻ của năm do tạp chí Boat International Media bình chọn. Nhìn từ phía ngoài, chiếc du thuyền giống như một tòa nhà thu nhỏ.
Cận cảnh siêu du thuyền mang hình dáng tòa nhà thu nhỏ - 3.jpg
Ngoài không gian sinh hoạt, tại đây còn có bể bơi, hầm rượu, nhà bếp, phòng tập thể dục, tầng thượng...
Cận cảnh siêu du thuyền mang hình dáng tòa nhà thu nhỏ - 4.jpg
Khác với thiết kế truyền thống theo chiều dọc, siêu du thuyền này cho thấy sức sáng tạo vượt bậc khi kết hợp giữa những hình khối vuông hiện đại cùng vật liệu kính hài hòa, giúp nó thực sự tỏa sáng khi ở trên biển.
Cận cảnh siêu du thuyền mang hình dáng tòa nhà thu nhỏ - 5.jpg
Phòng khách rộng lớn, được trang bị nội thất hiện đại. Diện tích của chiếc du thuyền này lên tới 5.600 m2.
Cận cảnh siêu du thuyền mang hình dáng tòa nhà thu nhỏ - 6.jpg
Để mang lại khoảng không gian sinh hoạt nhiều nhất cho người sử dụng, mọi khu vực trên du thuyền đều rất rộng lớn. Đây là một trong những phòng ngủ chính.
Cận cảnh siêu du thuyền mang hình dáng tòa nhà thu nhỏ - 7.jpg
Du thuyền được thiết kế để phù hợp với những chuyến nghỉ dưỡng cùng gia đình. Ngoài phòng ngủ, trên đó còn có khu vực vui chơi riêng dành cho trẻ em.
Cận cảnh siêu du thuyền mang hình dáng tòa nhà thu nhỏ - 8.jpg
Bể bơi có tầm nhìn đẹp mắt ra ngoài đại dương.

Theo DailyMail


Hung Thinh Corp. mời nguyên Tổng lãnh sự Mỹ làm cố vấn

Thời gian gần đây thị trường bất động sản (BĐS) xôn xao trước thông tin Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh (Hung Thinh Corp.) được ông Lê Thành Ân nguyên Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM làm cố vấn quan hệ quốc tế.

Hung Thinh Corp. mời nguyên Tổng lãnh sự Mỹ làm cố vấn - lethanhan.jpg
Ban Lãnh đạo cấp cao Hung Thinh Corp. chụp hình lưu niệm cùng ông Lê Thành Ân và MC Cao Kỳ Duyên

Với vị trí này, ông Lê Thành Ân sẽ là cầu nối để tư vấn cho các Việt kiều hồi hương an cư, đầu tư vào các dự án BĐS công ty này đầu tư và phân phối khi Luật Nhà ở và Luật kinh doanh BĐS sửa đổi cho phép Việt kiều, người nước ngoài được sở hữu nhà đất không hạn chế tại Việt Nam. Ngoài ông Lê Thành Ân, Hung Thinh Corp. cũng chọn MC Cao Kỳ Duyên tiếp tục làm đại sứ thương hiệu.

Được biết, ông Lê Thành Ân là một viên chức ngoại giao cao cấp hàm Tham tán Công sứ đã đến TP năm 2010 để bắt đầu nhiệm kỳ 3 năm làm Tổng Lãnh sư tại TP. Ông tham gia ngành Ngoại giao năm 1991, sau 15 năm làm công chức trong Bộ Hải quân Mỹ. Ông có nhiều kinh nghiệm về vấn đề an ninh, chính trị và kinh tế tại khu vực châu Á. Điều đặc biệt, ông là người gốc Việt đầu tiên được Mỹ chọn làm Tổng lãnh sự.

Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Hung Thinh Corp. kỳ vọng, sự hợp tác này sẽ là cầu nối để Việt kiều về quê hương an cư, đầu tư, góp phần xây dựng đất nước. Đồng thời phát triển và gắn kết mối quan hệ giữa cộng đồng doanh nhân hai quốc gia và giới thiệu tiềm năng đầu tư tại VN đến thế giới.

Đình Sơn


Sức hút từ chung cư diện tích nhỏ, giá phù hợp

(HNM) - Tại 137 Nguyễn Ngọc Vũ (Hà Nội), Siêu thị Dự án bất động sản STDA vừa mở bán lần đầu tiên dự án căn hộ giá thấp nhất Hà Nội: Chung cư thương mại CT Number One - Khu đô thị mới Vân Canh (Hoài Đức - Hà Nội).



Được bán với giá từ 11,5 triệu đồng/m2 (đã gồm VAT, nội thất), CT Number One là chung cư thương mại có giá thấp nhất Hà Nội hiện nay, phù hợp với đối tượng khách hàng là trí thức, CBCNV... có thu nhập trung bình khá, ổn định. 20% căn hộ tại đây có diện tích dưới 70m2 và khách hàng mua CT Number One đủ tiêu chuẩn sẽ được vay vốn từ gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng của Chính phủ. Agribank Nam Hà Nội không những là ngân hàng tài trợ toàn bộ vốn cho xây dựng dự án CT Number One Vân Canh mà còn giám sát tiến độ thi công, giải ngân nguồn tiền của khách hàng theo tiến độ. Khách hàng mua nhà tại dự án chuyển tiền vào tài khoản của chủ đầu tư tại Agribank Nam Hà Nội. Ngân hàng đứng ra bảo đảm với khách hàng và chuyển tiền cho nhà thầu thi công theo tiến độ xây dựng, không cần thông qua chủ đầu tư. Nếu dự án không đúng tiến độ, ngân hàng sẽ hoàn lại cả gốc lẫn lãi như lãi suất tiết kiệm.

Là một chung cư thương mại giá rẻ, nhưng cư dân của CT Number One sẽ được sở hữu cơ sở hạ tầng, tiện ích cao cấp, đồng bộ của khu đô thị mới (KĐTM) Vân Canh. KĐTM Vân Canh đã hoàn thiện các khu biệt thự liền kề, các hạ tầng cơ sở, tiện ích như công viên, cây xanh, sân tennis... trong đó có nhiều khu đã đưa vào sử dụng. Sau khi CT Number One hoàn thiện, bàn giao cho khách hàng vào tháng 6-2015, KĐTM Vân Canh sẽ trở thành khu dân cư sôi động tại vùng kinh tế phía tây Hà Nội. Khách hàng tại CT Number One được nhận sổ đỏ căn hộ mình mua trước khi hoàn tất việc thanh toán. Phương thức thanh toán linh hoạt, khách hàng chỉ thanh toán 30% đợt đầu, số còn lại chia làm 5 đợt theo tiến độ thi công của công trình. Các dự án chung cư diện tích nhỏ, giá phù hợp hiện là sản phẩm bất động sản bán chạy nhất.

Theo Bộ Xây dựng, cả nước đã có 60 dự án nhà ở thương mại đã đăng ký chuyển đổi sang nhà ở xã hội, quy mô hơn 38.800 căn, trong đó Hà Nội thẩm định 18 dự án. Trong tổng số 74 dự án đăng ký điều chỉnh cơ cấu diện tích, với số lượng căn hộ ban đầu là 33.800 căn thành 44.800 căn, Hà Nội cũng đang xem xét 45 dự án với số lượng căn hộ điều chỉnh từ 20.600 căn lên 28.300 căn. Cùng với đó, cả nước hiện có 98 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành và 129 dự án khác đang triển khai, trong đó phần lớn là nhà cho người thu nhập thấp khu vực đô thị. Đối với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, đến giữa tháng 4-2014, tổng số tiền cam kết là 3.365 tỷ đồng, dư nợ là 1.699 tỷ đồng. Đối tượng khách hàng cá nhân đã ký hợp đồng vay lên tới 3.962 hộ gia đình, với tổng số tiền cam kết là 1.504 tỷ đồng, dư nợ 975 tỷ đồng. Hà Nội có 2.144 hộ được cam kết cho vay (chiếm tỷ lệ 54%) số tiền 829 tỷ đồng, trong đó 804 hộ vay mua nhà ở thương mại diện tích nhỏ, giá rẻ. Bộ Xây dựng đang tiếp tục kiến nghị Chính phủ mở rộng đối tượng vay vốn và kéo dài thời hạn trả nợ cho khách hàng cá nhân vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng. Cụ thể, thời hạn vay 10 năm tăng lên 15 năm. Đối tượng vay cũng không bị khống chế diện tích, đơn giá, mà mở sang cả trường hợp mua nhà thương mại tổng giá trị hợp đồng không quá 1,05 tỷ đồng; trường hợp hộ dân khu vực đô thị, CBCNV, lực lượng vũ trang vay sửa chữa, xây dựng nhà ở với số tiền tối đa 840 triệu đồng; trường hợp đã ký hợp đồng mua nhà ở xã hội trước ngày 7-1-2013 mà chưa thanh toán hết…

Ông Nguyễn Thọ Tuyển, Giám đốc kinh doanh STDA - đơn vị phân phối độc quyền dự án cho biết, với dự án chung cư CT Number One Vân Canh, STDA đặt cọc bảo lãnh bao tiêu bằng tài chính trong thời gian nhất định và bán hết số lượng sản phẩm như cam kết, nếu không STDA sẽ mua lại toàn bộ sản phẩm. Bởi STDA đã từng phân phối thành công những sản phẩm tương đương như Sails Tower, CT2A và CT2B Tân Tây Đô… CT Number One là dự án có thiết kế căn hộ hợp lý và nằm trong phân khúc nhà thương mại giá rẻ, nên sẽ "nóng" hơn bất cứ dự án giá rẻ nào đã đưa ra bán thời gian qua, trên cơ sở minh bạch thông tin sản phẩm và chất lượng công trình.

KĐTM Vân Canh - Hoài Đức nằm gần quốc lộ 32 và đường cao tốc Láng Hòa Lạc, 3 mặt giáp: Đường Lê Trọng Tấn kéo dài (50m), đường trục chính KĐTM Vân Canh rộng 25m và đường nội bộ rộng 13,5m. Dự án CT Number One sẽ được sở hữu cơ sở hạ tầng, tiện ích cao cấp, đồng bộ của KĐTM Vân Canh. Tổng diện tích đất của dự án: 9.920m2. Diện tích xây dựng: 3.472m2.. Quy mô dự án gồm 4 tòa nhà: 2 tòa A (33 tầng) và 2 tòa B (29 tầng) với tổng số 896 căn. Tiến độ xây dựng: Đang xây đến tầng 9, dự kiến thời điểm bàn giao căn hộ là quý III-2015. Chủ đầu tư của dự án này là Công ty CP Bất động sản AZ.


Sắp thanh tra đặc biệt giá nhà ở xã hội

BizLIVE - Các dự án nhà ở xã hội tại 3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM sẽ bị Bộ Xây dựng thanh, kiểm tra đặc biệt.

Sắp thanh tra đặc biệt giá nhà ở xã hội

Ảnh minh họa.

Bộ Xây dựng vừa ban hành quyết định 548/QĐ-BXD thành lập đoàn kiểm tra công tác đầu tư xây dựng và xây dựng giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại 3 thành phố lớn Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam trực tiếp làm trưởng đoàn phối hợp cùng các đơn vị trực thuộc bộ và Sở Xây dựng các thành phố có tên trên.

Theo kế hoạch, đoàn sẽ kiểm tra công tác đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng nhà ở xã hội; đồng thời kiểm tra việc xây dựng giá bán, giá cho thuê, cho thuê mua ở xã hội theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Sở Xây dựng các thành phố thuộc diện thanh tra lập báo cáo về tình hình đầu tư xây dựng, xây dựng giá bán, giá cho thuê, cho thuê mua của các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn gửi đoàn kiểm tra trước ngày 30/5/2014.

Đồng thời, Bộ trưởng Dũng yêu cầu, các địa phương bố trí cán bộ, địa điểm làm việc và thông báo cho các đơn vị mà đoàn kiểm tra lựa chọn để tiến hành kiểm tra.

Vừa qua, Bộ Xây dựng đã tiến hành kiểm tra việc dành quỹ đất 20% tại 12 dự án đô thị để xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội.

Trái với kỳ vọng của nhiều người, việc chuyển đổi sai mục đích sử dụng quỹ đất 20% tại các dự án đô thị dành để xây dựng nhà ở xã hội đang diễn ra phổ biến tại nhiều dự án.

Thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, hiện trên cả nước có 98 dự án nhà ở xã hội hoàn thành việc đầu tư xây dựng và hiện đang triển khai 129 dự án với quy mô xây dựng khoảng 55.000 căn hộ.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã phê duyệt 13.000 căn nhà ở xã hội nhưng hầu hết các dự án mới chỉ bắt đầu động thổ hoặc khởi công.

Tại Hà Nội đã thẩm định 40 dự án, trong đó 15 dự án chuyển đổi sang nhà ở xã hội, với tổng số 10.587 căn hộ.

Tuy nhiên, trong số 15 dự án xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội mới chỉ có 6 dự án được chấp thuận về chủ trương, đang xem xét 6 dự án, không đủ điều kiện chuyển đổi 3 dự án.

Trong khi đó, một báo cáo gần đây cho thấy, chỉ tính riêng Hà Nội, nhu cầu về nhà ở xã hội đã lên tới con số 80.000 căn hộ, trong đó công chức các bộ, ngành cơ quan Trung ương là khoảng 30.000 căn.


Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Mua bán bất động sản bằng cách mua bán công ty

Trong hai năm trở lại đây khi thị trường bất động sản trong giai đoạn khó khăn, nhiều chủ dự án bất động sản có nhu cầu cơ cấu lại vốn đầu tư nên tìm cách chuyển nhượng toàn bộ hay một phần dự án bất động sản. Một số chuyển nhượng theo thủ tục do pháp luật về kinh doanh bất động sản quy định, một số theo thủ tục mua lại doanh nghiệp hay mua bán phần vốn góp của doanh nghiệp sở hữu dự án bất động sản hay công trình xây dựng.

Muốn chuyển nhượng được dự án bất động sản và công trình xây dựng (có thể là công trình chưa hoàn thiện hoặc đã hoàn thiện) theo các quy định về kinh doanh bất động sản thì phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật về mức độ phát triển dự án và phải thực hiện một số các thủ tục hành chính tương đối phức tạp. Rủi ro trong việc đáp ứng các điều kiện và thủ tục này khá cao. Do đó, để an toàn hơn, các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức khác, như thông qua hình thức mua lại doanh nghiệp hay mua phần vốn của doanh nghiệp.
Điều kiện, thủ tục quá phức tạp
Ví dụ, muốn chuyển nhượng dự án nhà ở, phát triển đô thị, các doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ các điều kiện riêng biệt áp dụng đối với dự án loại này theo quy định của các luật về kinh doanh bất động sản, nhà ở và đất đai, như đã giải phóng mặt bằng (một phần hoặc toàn bộ) và đã có công trình kỹ thuật hạ tầng tương ứng... Trong khi đó, họ có thể đang ở trong tình trạng thiếu vốn nên không thể đền bù cho việc giải phóng mặt bằng hoặc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được các điều kiện chuyển nhượng. Chủ đầu tư mới (bên mua) cũng phải đáp ứng một số điều kiện như phải chứng minh về năng lực tài chính, kinh nghiệm... để tiếp tục thực hiện dự án. Đây cũng là rào cản khó đoán định.
Bên cạnh đó, thủ tục chuyển nhượng dự án cũng là một vấn đề thách thức. Theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, xây dựng, nhà ở và đất đai thì thủ tục chuyển nhượng này tương tự như thủ tục xin phê duyệt dự án bất động sản mới. Bên mua và bên bán đều phải thực hiện các bước thủ tục với cơ quan cấp phép đầu tư, xin ý kiến thẩm định của các sở, ban, ngành ở địa phương... Bỏ qua các “yếu tố tiêu cực” của việc “gặp gỡ lại các cơ quan cấp phép, cho ý kiến thẩm định”... thì chỉ riêng việc thực hiện thủ tục này cũng sẽ rất mất thời gian. Theo phản ánh từ thực tiễn, thời gian để hoàn thành các thủ tục này và có quyết định chấp thuận việc chuyển nhượng có thể kéo dài từ sáu tháng đến hàng năm. Thủ tục này mang nặng “tính xin cho” nên khá rủi ro cho cả hai bên mua và bán.
Hơn nữa, mỗi dự án bất động sản, công trình xây dựng (dù chưa hoàn thành hay đã hoàn thành) đều có những đặc điểm riêng biệt về việc triển khai dự án, cấu trúc sở hữu, tài chính, phân chia lợi nhuận, cam kết với địa phương... đòi hỏi người mua và người bán phải có những hành động thích hợp từ trước cho tới tận sau khi đã hoàn thành việc chuyển nhượng. Trong khi đó, các quy định pháp luật, thủ tục pháp lý dường như coi mỗi dự án, công trình xây dựng là một loại hàng hóa (một dạng sản phẩm) với những đặc điểm cố định nên đã tạo nên những hạn chế trong giao dịch. Bên mua và bên bán sẽ có những quan ngại khi dự án, công trình đã được chuyển nhượng (sang tên) mà những điều kiện về thanh toán của bên mua, cam kết với bên thứ ba của bên bán... có thể vẫn đang dang dở. Do vậy, các bên không muốn thực hiện theo hình thức chuyển nhượng này.
Việc chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp thì đơn giản hơn nhiều về cả thủ tục và các điều kiện chuyển nhượng. Các doanh nghiệp muốn chuyển nhượng vốn chỉ cần phải lưu ý tới điều kiện ngành nghề kinh doanh theo cam kết WTO nếu bên mua là nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp có thể tự đặt ra các điều kiện để ràng buộc lẫn nhau nhằm bảo đảm giao dịch thành công, như kiểm tra tình hình thực tế của dự án, công trình (thủ tục due dilligent) mà không phải e ngại quá vào việc cho phép của các cơ quan nhà nước. Rủi ro của việc không được chấp thuận cho chuyển nhượng vốn là rất thấp và có thể dự đoán được. Thủ tục hành chính để chuyển nhượng vốn khá đơn giản và thường hoàn thành trong khoảng 2-3 tuần.
Ưu điểm về thuế
Một vấn đề cần lưu ý là khoản thuế và nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước của mỗi hình thức chuyển nhượng cũng là các lý do. Việc chuyển nhượng dự án hay công trình xây dựng có thể phát sinh thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hay lệ phí trước bạ trong khi việc chuyển nhượng phần vốn góp chỉ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có phát sinh lãi từ hoạt động chuyển nhượng. Điều này mang lại một khoản lợi không nhỏ cho các nhà đầu tư.
Việc mua bán tài sản thông qua hình thức mua bán doanh nghiệp để “tiết kiệm” thuế là phổ biến trên thế giới, không chỉ ở Việt Nam. Một số dự án bất động sản ở Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài mua đi bán lại nhiều lần tại nước ngoài (thông qua hình thức mua lại công ty - chủ đầu tư dự án) mà Nhà nước Việt Nam không thể thu được thuế và không thể kiểm soát được nguồn gốc của chủ sở hữu dự án, công trình. Mục tiêu của việc kiểm soát nguồn gốc chủ sở hữu là vì các trách nhiệm liên quan của chủ thể này đối với dự án, công trình như: trách nhiệm bảo hành, bảo trì công trình xây dựng, trách nhiệm rủi ro đối với bên thứ ba hay với người sử dụng, trách nhiệm xử lý dự án, công trình khi có sự kiện bất khả kháng hay thậm chí là trách nhiệm về an ninh quốc gia...
Để quản lý hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bất động sản bao gồm cả việc kiểm soát các hoạt động chuyển nhượng thì nên có một giải pháp tổng thể và đồng bộ, như tăng cường kiểm soát việc thực hiện các dự án bất động sản, cho phép chuyển nhượng các dự án (từ một phần hoặc toàn bộ) với các điều kiện và thủ tục rõ ràng để ràng buộc các bên tham gia cam kết thực hiện dự án, đề xuất các mức thuế hợp lý đối với hoạt động chuyển nhượng dự án để khuyến khích doanh nghiệp thực hiện chuyển nhượng theo hình thức này.
Pháp luật về nhà ở và xây dựng cũng nên đặt thêm các điều kiện ràng buộc trách nhiệm của chủ dự án đối với dự án hoặc công trình xây dựng đối với bên thứ ba hay người sử dụng, cư dân cũng như các điều kiện và trách nhiệm về quản lý và sử dụng công trình của chủ dự án. Cho dù dự án, công trình có được chuyển nhượng dưới hình thức nào thì quyền lợi của người dân, bên thứ ba cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi: Cần tháo gỡ 3 nút thắt

Phiên họp lấy ý kiến về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) của Ủy ban Kinh tế Quốc hội diễn ra ngày 7/5 đã ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp xung quanh các nội dung mới của dự án Luật.

Nên cho phép Việt kiều và người nước ngoài nhận chuyển nhượng các dự án mà NĐT trong nước đang làm dang dở
Bảo vệ bên mua
Theo dự án Luật, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản (BĐS) phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, có vốn pháp định cho Chính phủ quy định nhưng không được thấp hơn 50 tỷ đồng và phải đăng ký kinh doanh BĐS theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trong thời gian 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua, hoặc kể từ ngày hết hạn thuê mua theo thỏa thuận, thì phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.
Đại biểu Huỳnh Văn Tiếp, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ phát biểu, quy định nêu trên là cần thiết, vì trong thời gian qua có nhiều doanh nghiệp kinh doanh BĐS có số vốn pháp định thấp, chỉ khoảng 10 - 15 tỷ đồng. Khi ngân hàng siết chặt tín dụng thì những doanh nghiệp này không có vốn để hoạt động, mà dùng vốn trả trước của khách hàng để xây dự án, gây nhiều thiệt hại cho khách hàng. Bên cạnh đó, từ 10 năm nay, tình trạng người mua nhà ở Cần Thơ không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, dù đã mua nhà từ lâu, có lý do đơn giản là doanh nghiệp đã thế chấp nhà cho ngân hàng. Do vậy, quy định trên sẽ bảo vệ được quyền lợi cho người mua nhà.
Một số đại biểu cho rằng, bên mua BĐS, nhất là trong các giao dịch mua bán tài sản hình thành trong tương lai, ở thế yếu so với bên bán. Vì thế, dự thảo Luật cần có các quy định bảo vệ bên mua bất động sản. Các quy định trong Luật nên thể hiện rõ trách nhiệm của chủ đầu tư thứ cấp và chủ đầu tư sơ cấp; về hợp đồng mẫu thì cần được cơ quan thẩm quyền chấp thuận, bởi hiện nay, nhiều công ty đưa sẵn hợp đồng mẫu với nhiều điều kiện bất lợi­­­ cho người mua. Trong trường hợp là hợp đồng thỏa thuận thì không cần xin ý kiến cơ quan thẩm quyền.
Về chứng chỉ môi giới bất động sản, ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu ý kiến, đây là điều cần thiết, nhưng không nhất thiết giao cho Bộ Xây dựng cấp, mà nên giao cho một tổ chức chuyên môn thực hiện. Ngoài ra, quy định cách tính thù lao môi giới thực hiện hợp đồng và không thực hiện hợp đồng có mức phí như nhau là không phù hợp.
Tháo gỡ 3 nút thắt
TS. Trần Du Lịch cho rằng, thị trường BĐS Việt Nam còn “lôm côm” và nhiều khẽ hở nên Ban soạn thảo cần rà soát kỹ các luật liên quan như Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Bộ luật Dân sự (về phần hợp đồng) để cụ thể hóa các khái niệm, cũng như có sự đồng bộ giữa các quy định, khái niệm. Đặc biệt, thị trường BĐS gồm 3 loại: thị trường mua - chuyển nhượng, mua - cho thuê và thị trường thế chấp. Tuy nhiên, cả Luật cũ và dự thảo Luật sửa đổi đều quên mất thị trường thế chấp.
Theo TS. Trần Du Lịch, để lành mạnh hóa thị trường BĐS, phải tháo gỡ 3 nút thắt và phải gỡ bằng Nghị quyết của Quốc hội.
Thứ nhất, trong thời gian tới nên xem xét cho phép Việt kiều và người nước ngoài nhận chuyển nhượng các dự án mà NĐT trong nước đang làm dang dở. Đương nhiên, dự án không thay đổi về thiết kế, mục đích sử dụng, chỉ đơn giản là chuyển sang cho người khác có khả năng hoàn thành dự án. Nếu vẫn giữ nguyên như cách làm hiện nay, tức Nhà nước phải thu hồi dự án tư nhân trong nước rồi cấp mới lại giấy phép cho doanh nghiệp nước ngoài với nhiều thủ tục nhiêu khê, tốn thời gian. Đối với những chủ đầu tư không hoàn thành được dự án thì chỉ nên xử lý hành chính, chứ không nên buộc các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện thủ tục từ đầu. Đương nhiên, khi hai bên đã thỏa thuận xong thì phải làm thủ tục chuyển nhượng tại cơ quan có thẩm quyền.
Thứ hai, Luật nên có thêm nội dung nhà ở hình thành trong tương lai và hợp đồng nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp vay vốn ngân hàng, từ đó người dân có thể vay tiền góp vào dự án mua nhà ở hình thành trong tương lai, nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tạo điều kiện cho người mua nhà.
Thứ ba, hiện quy định về giải ngân cho các sản phẩm BĐS hình thành trong tương lai chưa chặt chẽ, cần quy định rõ khi người mua nhà góp tiền xây căn hộ thì tiền đó phải được gửi ở tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng này chỉ được phép giải ngân cho dự án đó, chứ không được sử dụng vào việc khác, để đảm bảo quyền lợi của người mua nhà và đảm bảo tiến độ xây dựng công trình.
Tín dụng BĐS không cần quy chế riêng
Liên quan đến quy định về cho vay ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS đầu tư tạo lập nhà ở xã hội để bán, cho thuê, thuê mua…, bà Nguyễn Tuyết Dương, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, cho vay ưu đãi chỉ là một trong các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển của Nhà nước. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, sự phát triển và đặc điểm của hoạt động, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư phát triển, Nhà nước sẽ chọn những biện pháp khuyến khích phù hợp. Kinh doanh BĐS cũng là hoạt động kinh doanh bình thường nên không cần thiết ban hành quy chế riêng với lãi suất cho vay riêng, như vậy tạo sự không bình đẳng, cạnh tranh không lành mạnh với các ngành nghề khác trong xã hội.
Về quy định khi bán nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải được bảo lãnh bởi tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng thương mại, theo bà Tuyết Dương, cần được cân nhắc kỹ. Bởi điều này gây rủi ro cho tổ chức tín dụng, nhất là khi chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà, công trình xây dựng đúng thời hạn hoặc bị giải thể, phá sản mà chưa bàn giao nhà cho khách hàng thì tổ chức tín dụng phải tiếp tục đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bàn giao cho khách hàng. Việc xây dựng này không thuộc lĩnh vực hoạt động của tổ chức tín dụng theo các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Các đại biểu khác nêu ý kiến, Luật Kinh doanh BĐS không nên can thiệp quá sâu vào quyền cá nhân về tài sản; không cần thiết phải có quá nhiều ưu đãi đối với các doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở xã hội, vì nếu lượng hàng không bán được thì sẽ tăng tồn kho bất động sản. Nhà ở xã hội là nhu cầu cần thiết, nhưng điều kiện để người mua nhà sở hữu được nhà ở đang còn rất ít.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, đa số ý kiến của các đại biểu đồng tình về các vấn đề lớn trong dự thảo sửa đổi Luật. Một số góp ý cụ thể của các đại biểu đã được Bộ tiếp thu, nghiên cứu để tiếp tục chỉnh lí nhằm hoàn thiện dự án Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi).

Thị trường cho vay bất động sản châu Âu bùng nổ

Theo báo cáo mới của nhóm tư vấn doanh nghiệp chuyên biệt Cushman & Wakefield, cho vay mua bất động sản tại châu Âu đang phát triển với tốc độ điên cuồng, tính tới tháng 4/2014, khối lượng cho vay đã đạt 98% so với toàn năm 2013.

Cushman & Wakefield ước tính tổng khối lượng cho vay của cả bất động sản thương mại (CRE) và bất động sản sở hữu (REO) chạm gần 50 tỉ euro trong năm 2014, trên mức dự đoán 40 tỉ euro hồi đầu năm. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến thị trường châu Âu.
Thị trường cho vay nhà ở cũng cao hơn cùng kì năm ngoái khi đạt 23,4 tỉ euro, trong đó, hoạt động cho vay tại thị trường Anh và Ireland diễn ra sôi nổi nhất, chiếm 72% trong tổng số giao dịch năm 2014 tính đến thời điểm hiện tại.
Federico Montero, đối tác của EMEA Corporate Finance nhận định theo đà tăng ngoạn mục của những tháng đầu năm này, thị trường cho bất động sản tại châu Âu có thể đạt đỉnh vào năm 2014. “Chúng tôi chưa từng thấy giai đoạn nào tăng mạnh như vậy”
Motero cũng cho biết cho vay mua nhà tăng trưởng mạnh là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến thị trường châu Âu và chắc chắn khối lượng cho vay sẽ cao hơn trong giai đoạn tiếp theo. 

Thị trường căn hộ Hà Nội có dấu hiệu khan hàng

Thanh khoản trong những tháng đầu năm tăng mạnh khiến phân khúc căn hộ tại Hà Nội bắt đầu xuất hiện tình trạng khan hàng, nhiều dự án xuất hiện giá chênh, trong khi các chủ đầu tư cũng đua nhau tăng giá bán. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, việc tăng giá khi thị trường vừa chớm ấm lên có thể khiến khách hàng quay lưng với dự án.

Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ địa ốc Đất Xanh Miền Bắc cho biết, tại hầu hết các dự án căn hộ đơn vị này phân phối bán hàng, những căn hộ có diện tích nhỏ đều đã được khách hàng đặt mua, như tại Dự án Golden West trên đường Lê Văn Thiêm, Dự án Văn Phú Victoria, Dự án căn hộ cao cấp Discovery Complex và một dự án căn hộ khác trên đường Lê Văn Lương...
Do thanh khoản của thị trường căn hộ tăng mạnh, nhất là những căn hộ có diện tích nhỏ, nên nhà đầu tư và đơn vị thứ cấp đua nhau đẩy giá chênh. Cụ thể, tại Dự án CT1 và CT2 Trung Văn, các đơn vị thứ cấp đã đẩy giá chênh lên trên dưới 100 triệu đồng mỗi căn. Trong khi đó, căn hộ tại Dự án 136 Hồ Tùng Mậu đã được các đơn vị môi giới đẩy lên cao hơn giá gốc từ 2 - 2,5 triệu đồng/m2…
Không chỉ những căn hộ trung cấp và bình dân, nhiều dự án cao cấp tại Hà Nội cũng xuất hiện mức giá chênh. Đơn cử, tại Dự án Mandarin Garden, các căn hộ diện tích nhỏ được rao bán với giá chênh lên đến 500 - 600 triệu đồng/căn. Trong khi đó, căn hộ diện tích nhỏ tại các dự án Discovery Complex (đường Xuân Thủy), hay Diamon Flower (Trung Hòa - Nhân Chính), dù đang trong quá trình triển khai, cũng bắt đầu xuất hiện tiền chênh…
 Dự án Mandarin Garden xuất hiện mức giá chênh 500 - 600 triệu đồng/căn
Lợi dụng thị trường vừa ấm lên, nhiều chủ đầu tư có dự án đang trong quá trình hoàn thiện, nhưng chưa bán hết hàng cũng tranh thủ tăng giá bán để tối đa hóa lợi nhuận. Những dự án được chủ đầu tư tăng giá bán thời gian gần đây có thể kể đến như Dự án Hòa Bình Green City của Công ty TNHH Hòa Bình, Dự án Thăng Long Number One của Viglacera, hay mới đây nhất là Dự án N04B1 (Dịch Vọng hậu) của CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Sàn giao dịch Bất động sản Phú Quý Land cho biết, việc căn hộ một số dự án có mức giá chênh thời gian gần đây là đương nhiên, bởi nhu cầu về căn hộ hiện nay rất lớn, trong khi thị trường không có nhiều sản phẩm tốt để khách hàng lựa chọn.
Cũng theo ông Hà, do lo ngại thị trường tăng giá, nên không ít người có nhu cầu về nhà ở đã không còn đứng ngoài nghe ngóng nữa, mà đã quyết định mua nhà, giúp giao dịch thị trường từ đầu năm tới nay trở nên sôi động hơn rất nhiều.
Cùng quan điểm trên, một số đại diện sàn giao dịch cũng cho biết, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội dường như đang cạn kiệt, nhất là trong phạm vi từ Vành đai 3 vào nội đô, bởi từ 2 năm nay, không còn nhiều dự án mới được triển khai. Vì thế, những dự án có vị trí tốt, giá cả hợp lý, tiến độ xây dựng tốt được săn đón và liên tục xuất hiện giá chênh.
Đại diện một sàn giao dịch tại khu Trung Hòa - Nhân Chính tiết lộ, do nguồn cung căn hộ hạn chế, nên các đơn vị phân phối hiện nay cạnh tranh khá gay gắt để giành quyền phân phối bán căn hộ dự án.
Vị đại diện này lấy dẫn chứng, gần đây, rất nhiều đơn vị phân phối phải “vận động” và tìm nhiều cách để được quyền phân phối và bán căn hộ tại Dự án Thành Phố giao lưu (Cổ Nhuế, Từ Liêm) do Geleximco làm chủ đầu tư. Trong khi đó, một dự án khác là Sapphir Palace trên đường Chính Kinh (quận Thanh Xuân) vừa được tái khởi động sau thời gian dài “đắp chiếu”, cũng được nhiều đơn vị phân phối săn đón để có quyền phân phối bán hàng. Hiện các đơn vị phân phối đang thỏa thuận để thống nhất giá bán căn hộ phù hợp.
“Nếu được chính thức mở bán và bán với giá hợp lý, rất có thể, căn hộ tại các dự án này sẽ lại xuất hiện giá chênh”, vị đại diện này nói.

"Việc tăng giá bán là hợp lý "
Ông Phạm Trung Hà, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Tân Hồng Hà
Thị trường căn hộ Hà Nội thời gian qua đã ấm lên, giúp nhiều dự án căn hộ đang bàn giao và đã đưa vào sử dụng tăng giá là một thực tế có thật. Đặc biệt, thị trường căn hộ, nhất là tại khu vực từ Vành đai 3 trở vào nội đô, có dấu hiệu cạn kiệt nguồn cung. Vì thế, nhiều
dự án đang trong quá trình triển khai xuất hiện việc chênh giá. Các chủ đầu tư cũng lợi dụng tình hình thị trường để tăng giá bán.
Tôi cho rằng, việc tăng giá bán của nhiều chủ đầu tư hiện nay là hợp lý, nhất là với những dự án đang trong quá trình hoàn thiện, chi phí vốn chủ đầu tư đã bỏ ra rất nhiều, trong khi mức giá chào bán hiện tại không quá cao. Việc tăng giá bán, theo tôi, có thể kích thích những khách hàng có nhu cầu mua nhà sớm quyết định nhập cuộc do lo ngại giá còn tăng thêm, có thể khiến thị trường hồi phục nhanh hơn. Thế nhưng, việc tăng giá bán có thể tạo ra tác động tiêu cực với chủ đầu tư, nếu vị trí dự án không tốt, tiến độ dự án chậm, trong khi chủ dự án không đưa được ra cam kết tiến độ mạnh mẽ để khách hàng tin tưởng.

"Chỉ là hưng phấn nhất thời "
Ông Trương Chí Kiên, Phó tổng giám đốc CTCP Him Lam Thủ đô
Tôi cho rằng, thanh khoản ấm lên của thị trường hiện nay và xuất hiện mức giá chênh chỉ là cơn hưng phấn của thị trường, bởi nhiều dự án có giá chênh, nhưng vẫn còn hàng tồn, nhiều nhà đầu tư vẫn còn cắt lỗ. Vì thế, việc kỳ vọng thị trường tiếp tục duy trì mức thanh khoản cao như hiện nay là rất khó.
Liên quan đến việc tăng giá bán của một số chủ đầu tư, tôi cho rằng, nhiều chủ đầu tư trước đó đã chấp nhận không có lợi nhuận, đưa ra mức giá thấp để bán được hàng trong lúc khó khăn. Hiện thị trường ấm lên, dự án họ đã triển khai được phần lớn, doanh nghiệp không còn sức ép về hàng tồn, nên muốn điều chỉnh giá để có lợi nhuận. Việc điều chỉnh này là đương nhiên, thậm chí, có thể kích thích nhiều người có nhu cầu về nhà ở sớm mua nhà. Tuy nhiên, nó cũng là con dao hai lưỡi, bởi nếu vị trí, tiến độ của dự án không tốt, việc điều chỉnh giá bán, hay việc đẩy giá ăn chênh có thể khiến khách hàng quay lưng với dự án.

Kinh doanh bất động sản sẽ thoáng đến mức nào?

Có thêm điều kiện hạn chế, song khá nhiều “trói buộc” hiện hành đã được “cởi” tại dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư kinh doanh bất động sản đối với khu vực nhạy cảm về quốc phòng, an ninh - Ảnh minh họa.
Đây là dự án luật đã được hoàn chỉnh qua tiếp thu ý kiến của Ủy ban Kinh tế và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại các phiên họp gần đây.

Theo đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư kinh doanh bất động sản đối với khu vực nhạy cảm về quốc phòng, an ninh.

Còn Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng nên quy định là cấm hoạt động kinh doanh bất động sản ở đất quốc phòng an ninh.

Các góp ý này được thể hiện tại dự thảo luật theo hướng: tổ chức, cá nhân được kinh doanh bất động sản tại các khu vực ngoài phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố các khu vực không được phép kinh doanh bất động sản trên địa bàn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Ở điều 5 về các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh cũng đã quy định: trường hợp là nhà, công trình xây dựng thuộc sở hữu nhà nước, công trình an ninh, quốc phòng, công trình trọng điểm quốc gia thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bán, cho thuê, cho thuê mua theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.

Dự thảo luật trình Quốc hội cũng vẫn giữ quy định tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải có vốn pháp định do Chính phủ quy định nhưng không được thấp hơn 50 tỷ đồng.

Với các nội dung đáng chú ý khác liên quan đến phạm vi, điều kiện kinh doanh bất động sản cho các tổ chức cá nhân nước ngoài, dù còn các ý kiến băn khoăn song Chính phủ vẫn kiên trì quan điểm thông thoáng.

Như, tổ chức, cá nhân nước ngoài được kinh doanh các dịch vụ bất động sản như các tổ chức, cá nhân trong nước.

Mặt khác, phạm vi mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được kinh doanh bất động sản cũng khá rộng. Như đầu tư xây dựng nhà ở trên đất được Nhà nước giao để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê, cho thuê mua. Đầu tư xây dựng các loại nhà, công trình xây dựng trên đất được Nhà nước cho thuê để bán, cho thuê, cho thuê mua. Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất trong các dự án bất động sản của các chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự án cho phép.

Cá nhân, tổ chức nước ngoài còn được mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng trên đất thuê để cho thuê, cho thuê mua. Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại. Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật và được thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật để cho thuê lại.

Chính phủ cũng kiên trì quy định cho phép các chủ đầu tư kinh doanh bất động sản được cho thuê, cho thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai thay vì chỉ được cho thuê, cho thuê mua bất động sản đã có sẵn như quy định hiện hành.

Đây cũng là quy định còn có nhiều quan điểm. Một số ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng không nên mở rộng, dễ gây nên hiện tượng kinh doanh ảo. Trong khi đó, một số thành viên Ủy ban Kinh tế đề nghị dự luật nên cho phép cả nhà kinh doanh, tức là cá nhân được cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình hình thành trong tương lai chứ không chỉ là doanh nghiệp.

Theo nghị trình, tại kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 8 cuối năm nay.