Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Bất động sản 24h: Không có banquản trị, cư dân bị ép “ra dầu”

CafeLand – Dân nhà ở cao tầng bị chèn ép vì không có ban quản trị; Quá nhiều nỗi lo, đại gia tìm đủ đường thoát khỏi biệt thự; Từ 1/8, người mua nhà ở cao tầng phải nộp tiền sử dụng đất;… là những thông tin được nhiều độc giả quan tâm trong 24h qua.

Bất động sản 24h: Không có ban quản trị, cư dân bị ép

Hình minh họa

Dân nhà ở cao tầng bị chèn ép vì không có ban quản trị

Sở Xây dựng TP Hà Nội thừa nhận, đến nay toàn thành phố mới thành lập được 79 Ban quản trị nhà nhà ở cao tầng hoặc cụm nhà nhà ở cao tầng, đang quản lý 95 trong tổng số 478 tòa cao ốc. Hàng vạn hộ dân đang không có người đại diện cho mình, khốn khổ vì bị chủ đầu tư chèn ép, xâm phạm quyền lợi...

Do không có Ban quản trị nên nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống của các hộ dân ở tòa nhà không có tổ chức đứng ra bảo vệ. "Mấy năm nay do không thành lập được Ban quản trị nên không thống nhất được phí dịch vụ. Từ đó xảy ra những khúc mắc, bức xúc của các hộ dân. Mâu thuẫn được đẩy lên cao khi người dân luôn phải sống trong cảnh bị chủ đầu tư dọa cắt điện, cắt nước", ông Nguyễn Văn Hải cư dân khu nhà ở cao tầng NC1 cho biết …xem thêm

Từ 1/8, người mua nhà ở cao tầng phải nộp tiền sử dụng đất

Từ ngày 1/8 tới, tiền sử dụng đất tại các dự án nhà ở cao tầng sẽ được phân bổ đều các hộ dân, thay vì chủ đầu tư dự án phải nộp như hiện hành.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 76/2014, Hướng dẫn một số điều của Nghị định 45 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.

Theo đó, với công trình xây dựng là cao ốc, nhà nhà ở cao tầng, nhà có mục đích sử dụng hỗn hợp, tiền sử dụng đất được phân bổ cho từng đối tượng sử dụng theo hệ số phân bổ nhân (x) với diện tích nhà của từng đối tượng sử dụng. Cụ thể: Hệ số phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa diện tích đất xây dựng nhà và tổng diện tích nhà của các đối tượng sử dụng. Trường hợp nhà có tầng hầm, 50% diện tích tầng hầm được cộng vào tổng diện tích nhà của các đối tượng sử dụng để tính hệ số phân bổ …xem thêm

Hà Nội: Duyệt quy hoạch 1/500 Khu đô thị Nam hồ Linh Đàm

UBND Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3758/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị Nam hồ Linh Đàm trên địa bàn phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai), xã Tam Hiệp, thị trấn Văn Điển (Thanh Trì).

Theo đồ án quy hoạch, Khu đô thị Nam hồ Linh Đàm có tổng diện tích 147,85ha, trong đó: Phường Hoàng Liệt khoảng 89,95ha, xã Tam Hiệp 40,67ha và thị trấn Văn Điển 17,23ha, quy mô dân số khoảng 26.115 người …xem thêm

Quá nhiều nỗi lo, đại gia tìm đủ đường thoát khỏi biệt thự

Cắm đầu cắm cổ, đầu tắt mặt tối, thậm chí là "hại não" lo đủ "chiêu" kiếm thật nhiều tiền để "tậu" cho mình những căn biệt thự cỡ bự đáng giá triệu đô, lẽ ra những đại gia - chủ nhân của những tòa nhà đồ sộ này phải kiêu hãnh và an tâm lắm. Tuy nhiên, thực tế có quá nhiều lí do khiến họ tìm mọi cách chỉ mong thoát khỏi chính căn nhà mà mình đã phải mất ăn mất ngủ mới mua được.

"Hai đứa con tôi một đứa đi du học, đứa còn lại cũng như vợ chồng tôi, sáng sớm rời khỏi nhà và chỉ về lúc khuya lắc khuya lơ. Nên nhà giao hết cho người giúp việc. Bởi vậy có hưởng tiện nghi gì ở cái villa này là ôsin nó hưởng, chứ tiếng là chủ nhân mà vợ chồng, con cái tôi có hưởng gì đâu. Qua camera, tôi thấy ôsin nó vào xông hơi, nó lao xuống hồ bơi, rồi nó mở máy lạnh nằm dài xem phim… mà thấy sao đời bất công, phi lý quá, mình làm chết xác để cho người giúp việc nó tận hưởng", bà V. kể

Trường hượp khác, ông Vỹ thổ lộ: như nhiều người thành đạt, ông cũng "sắm" căn nhà hoành tráng nhưng chẳng mấy khi ở, đã vậy mỗi tháng phải chi khoảng 20 triệu đồng để trả tiền người giúp việc, bảo vệ, tiền xử lý hồ bơi và nhiều chi phí khác cho căn nhà …xem thêm

Thâu tóm BĐS: Nuốt "cá bé", chưa chắc "cá lớn" đã tồn tại

Ông Trần Đạt Duy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long cho rằng việc mua lại đó là thường tình của người làm kinh doanh đất đai bởi cá lớn thường hay nuốt cá bé. Nhưng chưa chắc cá lớn nuốt cá bé mà cá lớn tồn tại, coi chừng anh tham anh mua lại một ngày nào đó anh chết.

Chúng ta nên đưa giải pháp hành chính vào để can thiệp nhưng tránh trường hợp tiếp tay. Đáng sợ nhất là mua lại do sự tiếp tay, ở nhóm quyền lợi nhóm, ôm tín dụng vào rồi đi mua lại, điều này là điều cấm kỵ vì luật chơi là phải công bằng.

Tín dụng phải thu xếp rõ ràng chứ không nên thông qua một kênh riêng liên quan một quyền lợi nhóm mua lại thì méo mó ngay. Nên tôi nghĩ chính phủ nên làm trọng tài những cái đó, tránh tình trạng mình gọi là mua lại có những giải pháp không được minh bạch. Thâu tóm nhiều khi nó phát triển tốt hơn là xé lẻ nhỏ nhặt vì không có đồng vốn để làm nên tôi ủng hộ với sự minh bạch, tích cực …xem thêm

Thịnh Châu (TH)

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường đất đai xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn ; Đường dây nóng: 0942.825.711.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét