Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Ngắm 40m2 nhà 2 tầng giá bình dân "nổi trội" ở Bình Dương

Bền vững, bình dị và rất "xanh" là ưu điểm và ấn tượng tuyệt vời của căn nhà mang đến cho người xem.

Ngôi nhà được thiết kế dành cho một nam phóng viên trung tuổi, đã làm việc cho các tạp chí kiến trúc Việt Nam trong nhiều năm. Mảnh đất nằm tại thành phố đô thị mới Thuận An (tỉnh Bình Dương) với phong cách kiến trúc nhà ở khá đa dạng. Vì vậy, cả KTS và chủ nhà thống nhất ý tưởng căn nhà nên là không gian sống "xanh", thật sự thoải mái và đặc biệt, không quá khác biệt với những căn nhà hàng xóm xung quanh.

Với nguồn ngân sách hạn chế, một cấu trúc nhẹ làm từ thép và tấm kim loại được áp dụng thay vì gạch và bê-tông như bình thường. Hơn nữa, đồ nội thất vứt đi, không sử dụng đến nhưng vẫn có chất lượng tốt được coi là giải pháp thích hợp cho hầu hết các phần của căn nhà. Phương án này không chỉ cắt giảm chi phí xây dựng mà còn mang đến cho căn nhà diện mạo độc đáo, ấn tượng hơn.

Ngắm 40m2 nhà 2 tầng giá bình dân nổi trội ở Bình Dương - 9ac49e14087711591.jpg
Với nguồn kinh phí thấp, căn nhà được thiết kế đảm bảo cả 2 yếu tố "xanh" và hài hòa với những căn nhà hàng xóm.
Ngắm 40m2 nhà 2 tầng giá bình dân nổi trội ở Bình Dương - fec71d14087711597.jpg
Các KTS đã sử dụng dầm thép để tạo phần khung cơ bản, sau đó dùng tấm tôn bọc bên ngoài, cho phép cây xanh phát triển xung quanh.
Ngắm 40m2 nhà 2 tầng giá bình dân nổi trội ở Bình Dương - d444ea14087711599.jpg

Không nghi ngờ gì nữa, sử dụng cấu trúc thép vừa làm cho kết cấu nền tảng nhẹ hơn, vừa rút ngắn thời gian và chi phí xây dựng. Khung nhà được làm bằng cột thép 90x90 và dầm thép 30x30 kết nối với tấm kim loại, sau đó che phủ hoặc xen kẽ giữa cây xanh. Nhìn từ xa, căn nhà giống như một chiếc hộp xanh.

Ngắm 40m2 nhà 2 tầng giá bình dân nổi trội ở Bình Dương - 003fcf14087711598.jpg
Các tính năng mặt tiền bên ngoài có thể nhìn xuyên qua, là một hàng rào bảo vệ.
Ngắm 40m2 nhà 2 tầng giá bình dân nổi trội ở Bình Dương - e4822e14087711592.jpg

Ngoại trừ nó, tầng trệt không có thêm bức tường nào ở phía trước hoặc phía sau, để lộ phòng khách và phòng bếp đơn giản cùng một khu vườn nhỏ.

Ngắm 40m2 nhà 2 tầng giá bình dân nổi trội ở Bình Dương - 5dd62914087711593.jpg

Gạch bông được lựa chọn để lát sàn nhà và cũng trang trí một phần mái nhà. Quầy bếp chạy dọc theo chiều dài căn phòng và được ốp gạch bông toàn bộ.

Ngắm 40m2 nhà 2 tầng giá bình dân nổi trội ở Bình Dương - fc478114087711595.jpg
Để hoàn thiện căn nhà, KTS đã sử dụng đồ cũ, bao gồm cả bộ bàn ghế bằng gỗ.
Ngắm 40m2 nhà 2 tầng giá bình dân nổi trội ở Bình Dương - f40ed614087711594.jpg

"Bằng cách tận dụng những đồ vật dư thừa và sử dụng không gian sinh hoạt vừa đủ một cách thông minh, con người dễ dàng có được một căn nhà thoải mái, tràn ngập thiên nhiên và đáp ứng linh hoạt mọi nhu cầu tương lai", KTS cho biết.

Ngắm 40m2 nhà 2 tầng giá bình dân nổi trội ở Bình Dương - 795c87140877115911.jpg
Cầu thang dẫn lên tầng 2 được làm từ tấm kim loại đúc sẵn.
Ngắm 40m2 nhà 2 tầng giá bình dân nổi trội ở Bình Dương - 65f0cf140877115913.jpg
Ngắm 40m2 nhà 2 tầng giá bình dân nổi trội ở Bình Dương - 801f5a14087711596.jpg

Về cơ bản, căn nhà được cấu trúc thành 2 phần thẳng đứng, 2 phòng ngủ trên tầng 2, bếp và phòng khách ở tầng trệt và mở thẳng ra vườn, không hề có bất kỳ cửa sổ hoặc cửa ra vào nào. Điều này làm cho ranh giới giữa trong và ngoài trở nên lu mờ.

Ngắm 40m2 nhà 2 tầng giá bình dân nổi trội ở Bình Dương - c51148140877115910.jpg

Bên cạnh đó, bằng cách cắt giảm diện tích sinh hoạt xuống vừa đủ và để mở phần còn lại, những nỗ lực của KTS nhằm đưa thiên nhiên gần gũi hơn.

Ngắm 40m2 nhà 2 tầng giá bình dân nổi trội ở Bình Dương - f29cea140877115914.jpg

Dù ở chỗ nào trong nhà, bạn cũng có thể chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của cây xanh. Nói cách khác, cây xanh có vai trò như bức tường và căn nhà cung cấp một loạt liên minh giữa cây và con người.

Ngắm 40m2 nhà 2 tầng giá bình dân nổi trội ở Bình Dương - 34b5f4140877115915.jpg
Ý tưởng của căn nhà - dựa trên việc tổ chức không gian và sử dụng linh hoạt các cấu trúc - là một khái niệm chung về nhà ở giá bình dân đang thu hút sự chú ý trong xã hội Việt Nam.
Theo Eva

Đà Nẵng: Đề xuất sử dụng công sở sau khi các Sở vào TT Hành chính

UBND TP Đà Nẵng giao Sở TN-MT phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra và tham mưu cụ thể về mục đích sử dụng các khu nhà, đất sau khi các sở, ban, ngành chuyển vào làm việc tại Trung tâm Hành chính

Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, ngày 25/8, UBND TP Đà Nẵng có văn bản yêu cầu Sở TN-MT phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra và có ý kiến tham mưu cụ thể về mục đích sử dụng các khu nhà, đất sau khi các sở, ban, ngành chuyển vào làm việc tại Trung tâm Hành chính TP, báo cáo UBND TP Đà Nẵng xem xét, phê duyệt trong tháng 8/2014.

Đà Nẵng: Đề xuất sử dụng công sở sau khi các Sở vào TT Hành chính - 16.jpg
Việc UBND TP Đà Nẵng quyết định giao khu nhà, đất ở số 139 Lê Lợi để mở cơ sở 2 trường tiểu học Phù Đổng được dư luận rất hoan nghênh! (Ảnh: HC)

Trước đó, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã có tờ trình đề nghị UBND TP phê duyệt sơ đồ ranh giới sử dụng các khu nhà, đất sau khi các sở ban ngành chuyển vào làm việc tại Trung tâm Hành chính TP; đồng thời đề xuất các chỉ tiêu, mật độ xây dựng công trình đối với từng khu đất cụ thể.

Mục đích sử dụng đất chung cho các khu đất này, theo tờ trình của Sở Xây dựng Đà Nẵng, là đất ở, xây dựng theo quy hoạch, tuyệt đối không được phân lô, có thể được xây dựng các loại công trình như văn phòng, công trình dịch vụ thương mại kết hợp chức năng nhà ở cao tầng.

Ngoài ra, như Infonet đã đưa tin, tại cuộc họp kiểm tra công tác chuẩn bị cho năm học mới 2015 – 2016 do Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh chủ trì hôm 19/8, ông Vũ Hùng, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP Đà Nẵng đã đề nghị lãnh đạo TP thay vì bán đấu giá tất cả thì nên xem xét giữ lại một số cơ sở của các sở, ngành sau khi chuyển vào Trung tâm Hành chính TP, nhất là ở hai quận trung tâm là Hải Châu và Thanh Khê để xây dựng trường học, trước mắt là ưu tiên cho trường công.

"Ở khu vực nội thành, dân số chắc chắn sẽ tăng lên, nếu bán hết công sở, sau này lại phải đền bù giải tỏa trở lại để làm trường thì sẽ trả giá rất đắt. Nên tôi đề nghị nên xem xét lại vấn đề này. Còn nếu chúng ta không giữ lại được để làm trường công mà phải đưa ra đấu giá thì cũng nên ưu tiên cho việc mở trường tư, như thế cũng là trường học. Theo quy định, nếu đã quy hoạch làm trường học thì không được đổi mục đích sử dụng đất, nên chúng tôi nghĩ không sợ cái đó!" – ông Vũ Hùng nói.

Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cũng đồng tình với đề xuất này khi cho rằng: "Nếu bán đi hoặc chuyển qua làm cái này, cái kia rồi xây một cái trường mới thậm chí còn tốn gấp mấy lần mà chưa chắc đã bằng. Chưa kể nếu mình bán thì vị trí đất ở đó sẽ mất đi mãi mãi, không bao giờ lấy lại được hết. Cái đó mới cái lâu dài!".

HẢI CHÂU


26/08: Bản tin 20 giờ qua

Thông tin CII tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để bàn về "ván bài" ngàn tỷ của CII Bridge & Road (B&R) là điểm nổi bật trên thị trường.

* "Công chúng" sẽ giúp CII hoàn thành ván bài ngàn tỷ của CII B&R? Sáng ngày 25/08, CTCP Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (HOSE: CII) tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để bàn về "ván bài" ngàn tỷ của CII Bridge & Road (B&R) - Một trong 5 mảnh ghép của CII Holdings. >>>

* Hành trình "thay da đổi thịt" của VHG . Giữa tháng 7/2014, CTCP Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn (HOSE: VHG) thông báo đổi tên thành CTCP Đầu tư Cao su Quảng Nam. Sắp tới đây, hoạt động sản xuất về dây cáp, nhựa sẽ được thay thế bởi sản xuất, chế biến mủ cao su và xây dựng cơ sở hạ tầng. >>>

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

* VN-Index vượt 610, băng qua 620 và sẽ đi đâu, về đâu?

* MWG: Điều gì đã giúp "hâm nóng" sau cú bứt phá 66%?

* Cuối tháng 8, bổ sung cổ phần nào cho danh mục trung dài hạn?

* NLG tự tin hoàn thành kế hoạch năm 2014

* Có thể vay chứng khoán khi có tài sản thế chấp

* ATA: Chủ tịch Nguyễn Tuấn Anh đăng ký bán 1.49 triệu cp

* SCIC đăng ký bán hết 43.36% vốn RDP

* Muốn hỗ trợ giá cổ phần, VCS đăng ký mua tối đa gần 11 triệu cp quỹ

* DCS: Thông qua kế hoạch phát hành cổ phần tăng vốn lên 620.5 tỷ đồng

* LGC chính thức đổi tên thành CTCP Đầu tư Cầu đường CII

* SHI: Chủ tịch Lê Vĩnh Sơn và bố ruột đăng ký chuyển nhượng hết gần 9 triệu quyền mua

* GMD chốt room nước ngoài tại 20.4%

* NBS: Ủy viên HĐQT Trần Minh Thành đăng ký mua 650,000 cp

* SBT: Halley Sicav đã mua 56,000 cp

* KDC: Nhóm VOF Investment không còn là cổ đông lớn

VĨ MÔ ĐẦU TƯ

* Kinh tế 5 năm tới: Từ GDP đến chuyện "nói và làm"

* Săm lốp Việt Nam trước thềm TPP

* TP.HCM: Thêm 2 khu công nghiệp mới, giảm diện tích KCN Tân Tạo

* Casino có thực sẽ là mỏ vàng?

* Giá cả nhà đất: Biệt thự đang giảm, nhà ở cao tầng nhích nhẹ

* Thâu tóm dự án địa ốc

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

* "Ông lớn" phát tín hiệu giảm lãi suất

* Thuế cho công ty nông nghiệp có thể giảm về 20%

* Chính thức miễn thuế xuất khẩu cao su tự nhiên

* Doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép giám định vàng

TÀI CHÍNH THẾ GIỚI

* Burger King tìm cách M&A để né thuế

* Gần 20 tỷ USD đổ vào cổ phần toàn cầu tuần qua

* Tiền chảy mạnh vào các quỹ đầu tư cổ phần Mỹ

* Nhật Bản đề xuất ngân sách quốc phòng cao kỷ lục

Sanh Tín tổng hợp


Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

TIG bán hết 10triệu cổ phần phát hành riêng lẻ

(ĐTCK) Theo kết quả chào bán cổ phần riêng lẻ, mà CTCP Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG) vừa báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Sở GDCK Hà Nội (HNX), TIG đã phân phối thành công toàn bộ 10 triệu cổ phần, với giá 10.000 đồng/CP, thu về 100 tỷ đồng, qua đó tăng vốn lên 265 tỷ đồng.

TIG bán hết 10 triệu cổ phần phát hành riêng lẻ

Có 3 nhà đầu tư tổ chức tham đợt phát hành này của TIG là: CTCP Tài nguyên khoáng sản và Bất động sản Thăng Long; CTCP Đầu tư khoáng sản và Vật liệu xây dựng Hà Nội, mỗi đơn vị mua 3 triệu cổ phần; CTCP Đầu tư xây dựng và Quản lý kinh doanh BĐS Thăng Long mua 4 triệu cổ phần.

Theo phương án sử dụng vốn được công bố, 70 tỷ đồng sẽ được TIG đầu tư cho các dự án BĐS, số tiền còn lại sử dụng cho hoạt động M&A và bổ sung vốn lưu động.

H.Hòe

Cần chất xúc tác chothị trường mua,bán nợ

Cũng như thị trường chứng khoán, nhà đất, giao dịch nợ cũng cần chất xúc tác để kích hoạt thị trường. Chất xúc tác đó là các giao dịch. Khi có giao dịch, thanh khoản tăng dần lên thì thị trường giao dịch nợ mới hấp dẫn, kích hoạt sự tham gia của các NĐT...

Vấn đề cũ nhưng cần thái độ xử lý mới

Không phải đến khi nợ quá hạn hệ thống NH được ghi nhận tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2014 thì vấn đề này mới trở nên quan trọng ở khía cạnh sức khỏe hệ thống NH, mà ở đây, nợ quá hạn còn phản ảnh đa nghĩa.

Đầu tiên, nó nằm trong tổng thể câu chuyện tái cấu trúc NH với nhiều khía cạnh từ minh bạch hóa, tăng cường năng lực quản trị rủi ro rồi đáp ứng thông lệ chuẩn mực Basel II, chuẩn mực kiểm toán kế toán, giám sát, sở hữu chéo, tái cấu trúc từng NH…

Thứ hai, xử lý nợ quá hạn (XLNX) gắn với câu chuyện cung tín dụng và đảm bảo chất lượng tín dụng. Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, tín dụng NH chịu nhiều sức ép bởi nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào vốn tín dụng. Bản thân NH cũng muốn hỗ trợ DN ổn định, hồi phục dần, nhưng tình hình sức khỏe DN đang yếu do tác động từ kinh tế vĩ mô nên khả năng đáp ứng quy định vay vốn NH đang giảm đi. Vậy làm sao đáp ứng được yêu cầu vốn cho DN mà lại đảm bảo rằng nợ quá hạn không tăng? Đây thực sự là bài toán khó đối với các NH.

Vấn đề thứ ba liên quan đến câu chuyện về ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách thể chế, củng cố lòng tin thị trường. Để xử lý vấn đề này cực kỳ khó khăn. Thực tế ai cũng biết với tính chất đặc thù của nền kinh tế nước ta, nếu không có sự can thiệp từ các nguồn lực khác nhau mà để tự các NH xử lý vô cùng khó khăn.

Cho nên ở nước nào cũng vậy, khi nợ quá hạn lớn thì cần có tác nhân bên ngoài để hỗ trợ khắc phục, xử lý. Như thành lập cơ quan để XLNX, nhưng cơ quan đó thứ nhất phải có đủ nguồn lực: nhân lực, tài lực, quyền lực… Thứ hai, cần thị trường giao dịch nợ phát triển. Thứ ba, vấn đề rất đặc thù nợ quá hạn của Việt Nam, là liên quan đến sức khỏe DN, khả năng hồi phục kinh tế và đặc biệt sự hồi phục của thị trường nhà đất.

Cần chất xúc tác cho thị trường mua, bán nợ - 53fa9604a0d5e_medium.jpg

DN đang yếu do tác động từ kinh tế vĩ mô nên khả năng đáp ứng quy định vay vốn NH đang giảm đi

Cho đến nay, nhìn vào quá trình XLNX trên cả ba yếu tố trên thì thấy các hệ thống NH Việt Nam nói riêng, Chính phủ nói chung đang cố gắng. Điều nhìn thấy đầu tiên là đã có một số văn bản tăng cường chức năng cho VAMC. Dù có những ý kiến chưa hài lòng về kết quả hoạt động của VAMC nhưng thực tế ít nhiều nó cũng tác động tích cực đến thị trường. Như việc mua nợ quá hạn của các NH giúp chi phí của họ đỡ chịu áp lực, thay vì phải trích 100% dự phòng rủi ro nay họ có thể chia đều cho 5 năm.

Một việc làm tích cực nữa, dù chưa nhân rộng được nhiều, đó là VAMC phối hợp chặt chẽ với các NH tạo điều kiện thuận lợi cho DN tái cơ cấu thoát khỏi cơn hoạn nạn. Ví dụ, đánh giá lại khoản nợ quá hạn của DN tạm thời khoanh lại nợ cũ cho vay mới. Theo đó, tăng khả năng cho vay đối với DN. Giải pháp lớn nhất có thể giúp DN "thoát án" và giúp NH xử lý mạnh nợ quá hạn nhưng lại đang… bất cập nhất. Đó là một loạt vướng mắc về pháp lý.

Phải khơi thông được mọi nguồn lực

Trong bối cảnh niềm tin thị trường chưa cao, nguồn vốn hạn hẹp thì rõ ràng việc mở cửa cho các NĐT nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng. Nhưng vướng mắc về pháp lý như chuyển đổi sở hữu, quyền sở hữu, room sở hữu cổ phiếu… đang trở thành những rào cản rất lớn đối với các NĐT ngoại. Thị trường nhà đất vẫn đang trong tình trạng trầm lắng dù có một vài phân khúc phục hồi, nhưng không tác động nhiều. Trong khi thị trường giao dịch nợ vẫn chưa được định hình. Vì vậy, nếu duy trì tình trạng này mãi, nợ mua về rồi mà không xử lý được cũng sẽ khiến cho các NH nản lòng không muốn bán cho VAMC nữa.

Đấy còn chưa nói đến việc XLNX của DNNN vì VAMC chỉ XLNX của NH có tài sản đảm bảo. Nên XLNX gắn với tái cơ cấu DNNN như rút vốn, sở hữu chéo… đòi hỏi sự phối hợp cách xử lý giữa Công ty giao dịch nợ và tài sản tồn đọng của công ty (DATC) và Bộ Tài chính. Nếu không xử lý mạnh mẽ những vấn đề trên thì nợ quá hạn không những không thuyên giảm thậm chí tiếp tục xu hướng tăng nhanh hơn trong thời gian tới.

Nói như vậy, không có nghĩa chúng ta quá bi quan trong vấn đề XLNX. Ở góc độ NH, có thể thấy các NH cũng đã nỗ lực hết sức XLNX bằng cách trích lập dự phòng rủi ro giảm lợi nhuận của mình. Đây là giải pháp lớn nhất mà các NH có thể thực hiện trong thời điểm này.

Nên, như đã phân tích ở trên, để XLNX tại Việt Nam không thể để một mình NH xoay xở mà đòi hỏi sự chung tay, phối hợp giữa các bộ, ngành. Những khoảng "trống" và khoảng "mờ" về quy định pháp luật liên quan đến nhà đầu tư ngoại như vấn đề về quyền định đoạt tài sản bằng nhà đất ở Việt Nam, tỷ lệ tham gia sở hữu vốn tại NH, DN… cần phải có những thay đổi đột phá trong chính sách. Còn nếu khung khổ pháp lý cho họ chưa đầy đủ thì một điều chắc chắn là họ vẫn sẽ đứng ngoài cuộc. Do đó, dù có cố gắng tìm đối tác, hay chủ động lên mọi phương án thì một mình VAMC cũng không thể đẩy được khối nợ quá hạn sang tay đối tác ngoại.

Như chúng ta biết, bất cứ một nước nào đều phải trả giá khi xử lý khủng hoảng. Giá đắt hay rẻ còn tùy thuộc tính chất nghiêm trọng cũng như vị thế của nước đó. Như Việt Nam khi thị trường giao dịch nợ chưa phát triển, VAMC chưa có tiền tươi thóc thật để mua nợ, thì vị thế mặc cả của NH, DN hay chính VAMC yếu thế hơn. Như vậy các khoản nợ quá hạn sẽ không thể được mua với giá cao. Tất nhiên không vì thế mà chúng ta bán tống bán tháo các khoản nợ quá hạn mà cân nhắc trên nhiều góc độ, khía cạnh. Nhưng chúng ta cũng không nên quá kỳ vọng đợi giá lên găm hàng và không diễn ra các giao dịch trên thị trường.

Cũng như thị trường chứng khoán, nhà đất, giao dịch nợ cũng cần chất xúc tác để kích hoạt thị trường. Chất xúc tác đó là các giao dịch. Khi có giao dịch, thanh khoản tăng dần lên thì thị trường giao dịch nợ mới hấp dẫn, kích hoạt sự tham gia của các NĐT. Còn nếu cứ chỉ nói rằng "có nhiều NĐT quan tâm" nhưng thực tế không có giao dịch nào diễn ra thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Võ Trí Thành


Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Quận Hà Đông cưỡng chế thu hồi đất thuộc hạng mục ga S7

KTĐT - Sáng 21/8, UBND quận Hà Đông đã tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất đối với những trường hợp không chấp hành nhận tiền, không bàn giao mặt bằng thuộc hạng mục nhà ga S7, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Theo ông Nguyễn Đình Huệ, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông, sau khi tuyên truyền vận động, 2 hộ gia đình thuộc phường Văn Quán là: Ông Nguyễn Văn Ngọc, diện tích bị thu hồi 36,3m2; ông Kiều Việt Đức, diện tích thu hồi 42,4m2 đã đồng ý tự tháo dỡ, bàn giao mặt bằng.
Quận Hà Đông cưỡng chế thu hồi đất thuộc hạng mục ga S7 - cche.jpg
Lực lượng chức năng quận Hà Đông tổ chức cưỡng chế đối với 5 ki ốt thuộc Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp.
Tuy nhiên, đối với Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp, có 5 ki ốt cho thuê, diện tích thu hồi 65,5m2, đến sáng nay (21/8) vẫn không bàn giao mặt bằng, do đó UBND quận Hà Đông đã tổ chức thực hiện cưỡng chế đối với 5 ki ốt cho thuê này để bàn giao mặt bằng cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ông Huệ cũng cho biết thêm, 5 hộ thuê ki ốt của Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp đã tự di dời tài sản và con người ra khỏi khu vực từ ngày hôm qua (20/8).
Trước đó, UBND phường Mộ Lao, quận Hà Đông đã có nhiều buổi làm việc và văn bản đôn đốc Viện thiết kế máy nông nghiệp thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định trong việc tháo dỡ, bàn giao mặt bằng phạm vi đất, công trình đơn vị quản lý và báo cáo đơn vị chủ quản Bộ Công Thương hỗ trợ chỉ đạo đơn vị thực hiện. Đối với 5 hộ sử dụng ki ốt khiếu nại, UBND quận Hà Đông đã có các Quyết định số 2523, 2527/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 về giải quyết đơn thư đến từng hộ...
Quận Hà Đông cưỡng chế thu hồi đất thuộc hạng mục ga S7 - cche1.jpg
Theo Kế hoạch số 173/KH-UBND, ngày 26/8/2014 quận Hà Đông sẽ tổ chức cưỡng chế đối với 5 hộ sử dụng đất nông nghiệp, phường Yên Nghĩa thuộc đường tránh Quốc lộ 6 trong trường hợp các hộ này không bàn giao mặt bằng cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Hà Nội rút ngắn thủ tục cấp sổ đỏ nhà ở cao tầng, dự án

(Chinhphu.vn) - Việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính để cấp sổ đỏ cho người dân mua nhà tại các dự án, khu đô thị mới sẽ giảm từ 60 ngày xuống còn 7 ngày.

Sở Tài nguyên và Môi trường ( TNMT) Hà Nội đã đề xuất rút ngắn thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ, giấy tờ cấp sổ đỏ cho người dân mua nhà tại các dự án nhà ở, khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố.

Cụ thể, Sở TNMT liên thông cùng Cục Thuế, Kho Bạc và Ngân hàng để tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nộp phí trước bạ, các loại thuế, phí khi làm thủ tục xin cấp sổ đỏ.

Sau khi tiếp nhận, thụ lý giải quyết hồ sơ xin cấp sổ đỏ của người dân, cán bộ Văn phòng Đăng ký địa ốc Hà Nội sẽ chuyển thông tin qua Cục Thuế bằng thư điện tử. Sau 2 ngày, Cục Thuế hoàn thành việc tính thuế sẽ thông báo đến người dân.

Với quy trình mới này, thời gian tiếp nhận, giải quyết các thủ tục cấp sổ đỏ giảm từ khoảng 60 ngày với ít nhất 6 lần đi lại xuống còn 7 ngày với 1-2 lần đi lại.

Người dân chỉ cần có Hợp đồng giao dịch nhà ở cao tầng, thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao nhà sẽ được cán bộ Văn phòng Đăng ký địa ốc tiếp nhận, giải quyết và tiến hành các thủ tục cấp sổ đỏ.

Được biết, năm 2014, Sở TNMT được HĐND Thành phố Hà Nội giao chỉ tiêu cấp 40.000 sổ đỏ.

Toàn Thắng



Từ khoá : bán căn hộ quận phú nhuận