Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

TPHCM: Nợ xấu cho vay địa ốc chiếm gần 50%

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh TPHCM cho biết, tổng số nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM đến nay đã lên đến con số trên 46 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nợ quá hạn cho vay BĐS chiếm tỷ trọng cao nhất với 49,3%. Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp vừa và nhỏ nợ quá hạn đang chiếm tỷ trọng đến 40,3%. Bên cạnh đó, có 8 nhà băng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lớn hơn 3%.

Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp vừa và nhỏ nợ quá hạn đang chiếm tỷ trọng đến 40,3%. Bên cạnh đó, có 8 nhà băng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lớn hơn 3%.

Hiện nay, các nhà băng đang tích cực phối hợp với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) để xử lý các khoản nợ quá hạn, mở rộng tín dụng. Đến nay 14 nhà băng tại TP.HCM đã bán nợ cho VAMC trên 10 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, có thể thấy, nợ quá hạn của Việt Nam chủ yếu là nợ quá hạn liên quan BĐS. Để xử lý được khối bợ xấu này bắt buộc phải có bàn tay của nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, Luật Đất đai vẫn chưa cho phép người nước ngoài được sở hữu BĐS. Theo luật này, tổ chức, cá nhân người nước ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, còn Việt kiều chỉ được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất... nên không dễ kỳ vọng bán nợ quá hạn cho NĐT nước ngoài.

Mặt khác, VAMC cũng khó có thể bán nợ quá hạn dưới giá thành đã mua, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến tài sản nhà nước. Yếu tố then chốt vẫn là về giá. Thực tế thời gian qua, VAMC đã mua nợ quá hạn của các NHTM với giá khá cao, giá trị khoảng 80-90%. Như thế, nếu thị trường mua - bán nợ được hình thành chưa hẳn đã hấp dẫn được các NĐT nước ngoài. Bên cạnh đó, VAMC không có đủ quyền lực để thiết lập ngay lập tức chủ quyền của người mua nợ mà phải mất rất nhiều thời gian, cá biệt có trường hợp kéo dài đến hai năm. Các nhà đầu tư nước ngoài không đủ kiên nhẫn để chờ đợi mặc dù nhiều người, nhiều tổ chức có đủ tiềm lực tài chính để thâu tóm các món nợ vài chục ngàn tỉ đồng.

Về quá trình tái cơ cấu, báo cáo của NHNN CN TPHCM cho biết hiện nay đang sắp diễn ra nhiều thương vụ giao dịch - sáp nhập lớn theo sự cho phép của NHNN. Theo đó, Ngân hàng Phương Nam sẽ sáp nhập vào Sacombank. Một thương vụ M&A nữa là Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố đang hoàn tất kế hoạch thâu tóm Công ty Tài chính SGVF và sáp nhập với Ngân hàng TMCP Đại Á. Sau khi sáp nhập, vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố sẽ đạt 8 nghìn tỷ đồng (gấp 1,6 lần mức vốn điều lệ trước khi sáp nhập).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét